Tổng quan về quy trình sản xuất trong doanh nghiệp từ công đoạn sản xuất đến công đoạn quản lý sẽ được làm rõ chi tiết qua bài viết sau đây
1. Quy trình sản xuất là gì?
Sản xuất trong doanh nghiệp cần có quá trình sản xuất. Và nó là một phương pháp sử dụng các yếu tố đầu vào hoặc nguồn lực kinh tế (như lao động, thiết bị, nguồn vốn, nhà xưởng,…) để cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.
Quy trình sản xuất trong doanh nghiệp thường bao gồm cả cách sản xuất hiệu quả để tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Tùy thuộc vào mục tiêu sản xuất, số lượng sản xuất và các công cụ kỹ thuật cũng như hệ thống phần mềm mà các công ty có thể tuân theo nhiều loại quy trình sản xuất khác nhau.
Ví dụ về quy trình sản xuất bao bì
2. Quy trình sản xuất trong doanh nghiệp
Hoạch định sản xuất
3 công việc chính mà ở giai đoạn này cần phải thực hiện như sau
Xác định nhu cầu sản xuất
Nhu cầu sản xuất được xác định dựa vào kế hoạch sản xuất do bộ phận sản xuất lập ra theo từng kỳ (có thể là năm/quý/tháng/tuần) hoặc theo kế hoạch kinh doanh của công ty hay đơn hàng khách đặt.
Đối với đơn hàng của khách, mặt hàng sẽ thay đổi thường xuyên dựa vào nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy thường chúng sẽ không được lên kế hoạch sản xuất trước, chỉ có kế hoạch sau khi có đơn hàng.
Mục tiêu: kiểm tra lượng sản phẩm hiện tồn kho của từng công đoạn, tích lượng sản phẩm cần sản xuất trong từng công đoạn.
Xây dựng định mức sản xuất
Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm khi đưa ra các sản phẩm mới cần phải thiết lập định mức sản xuất. Gồm có:
- Định mức nguyên liệu
- Định mức phế liệu
- Định mức chi phí sản xuất
Hoạch định nhu cầu nguyên liệu
Dựa vào 3 kết quả công việc dưới đây, bạn sẽ tính được nhu cầu bán thành phẩm cho từng công đoạn cần sử dụng, tồn kho để từ đó tính được lượng bán thành phẩm cho từng công đoạn cần sản xuất trong doanh nghiệp
- Tính lượng nguyên liệu cần dùng
- So sánh tồn kho sẵn sàng
- Tính ra lượng nguyên liệu còn thiếu cần bổ sung.
Yêu cầu sản xuất
Sau bước hoạch định khá nhiều công việc tính toán thì ta sẽ chia nhỏ những con số đó ra để lập yêu cầu sản xuất cho từng nhà máy, phân xưởng.
Yêu cầu sản xuất có thể là tự sản xuất hay yêu cầu gia công bên ngoài.
Lệnh sản xuất
Ở bước này, yêu cầu sản xuất sẽ được chia cho từng công đoạn/tổ/dây chuyền để thực hiện.
Lịch sản xuất
Phân công máy nào, ca nào, ngày nào thực hiện lệnh sản xuất.
- Lập danh sách các công việc cần làm trong ngày, tuần, tháng.
- Đưa ra các mục tiêu tương ứng
- Ưu tiên sắp xếp theo thứ tự các công việc
- Linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch
- Kiểm tra thực hiện các kế hoạch
Thống kê sản xuất
Công đoạn này cần phải thống kê chi tiết các nội dung sau:
- Xuất nguyên liệu ra phân xưởng
- Báo cáo sản xuất: sản phẩm, phế phẩm, phế liệu, nguyên liệu đã sử dụng.
- Nhập lại nguyên liệu thừa, chuyển cho lệnh sản xuất khác.
Hoàn thành và đóng lệnh sản xuất
Mỗi lệnh sản xuất sau khi hoàn thành (có thể là sản xuất xong hoặc ngừng giữa chừng) đều phải tiến hành tổng kết, kiểm tra và đóng để xác nhận hoàn thành.
3. Quy mô sản xuất trong doanh nghiệp
Đối với nhiều doanh nghiệp, quy mô sản xuất còn phụ thuộc vào đặc thù sản xuất của ngành nghề khác nhau mà xây dựng lên mô hình tổ chức và quản lý riêng biệt.
Dựa theo tiêu chí về chức năng, một quy trình sản xuất trong doanh nghiệp cần có như sau:
Bộ phận quản lý
Thường là giám đốc sản xuất, trưởng phòng – phó phòng sản xuất. Là bộ phận đầu não cho một quy trình với chức năng quan trọng.
Bộ phận này sẽ tham mưu cho ban lãnh đạo công ty trong việc hoạch định tổ chức sản xuất, bố trí nguồn lực để đảm kế hoạch hoàn thành mục tiêu.
Bộ phận sản xuất chính
Là bộ phận trực tiếp chế tạo sản phẩm chính, tại đây nguyên vật liệu sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.
Bộ phận sản xuất phụ trợ
Hoạt động của bộ phận này có tác dụng trực tiếp cho sản xuất chính. Đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn.
Bộ phận sản xuất phụ
Là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản xuất phụ.
Bộ phận phục vụ sản xuất
Là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo cho việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động.
4. Quản lý quy trình sản xuất trong doanh nghiệp
Sản xuất trong doanh nghiệp với quy trình được quản lý bài bản và phù hợp với doanh nghiệp sẽ giúp tiết kiệm chi phí và khả năng nâng cao năng suất lao động. Một số bước quản lý cơ bản quy trình sản xuất trong doanh nghiệp như sau:
Thông thường, một người quản lý sẽ phải đảm bảo những công việc như sau trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Nghiên cứu, xác định thị trường và đánh giá tiềm năng của công ty
Đây là bước đệm đầu tiên để một doanh nghiệp tham gia vào một thị trường bất kỳ. Là một người quản lý và điều hành bạn phải có một khả năng nghiên cứu, dự đoán và phân tích về tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Từ đó sẽ xây dựng được những chiến lược phát triển cũng như định hướng lâu dài cho doanh nghiệp.
Xác định kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu
Kiểm soát và phân bổ nguyên vật liệu kịp thời và nhanh chóng là một trong những yếu tố cấu thành nên sự thành công của một chuỗi quy trình sản xuất.
Quản lý cẩn thận, tỉ mỉ từng công đoạn
Bạn phải bao quát được toàn bộ hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Nắm bắt được từng công đoạn sản xuất, tăng khả năng điều phối, định hướng cũng như sắp xếp công việc.
Đồng thời đảm bảo được tối đa những yếu tố về tính nghiêm túc, chỉn chu để tối ưu hóa thời gian sản xuất.
Quản lý chất lượng sản phẩm
Việc kiểm kê chất lượng, đánh giá kịp thời sẽ giúp chất lượng của sản phẩm luôn được đảm bảo, góp phần tránh đi những rủi ro không đáng có khi sản phẩm đến với tay của khách hàng.
Theo dõi chất lượng sản phẩm
Sau khi hoàn thành quy trình sản xuất, nhà quản lý cũng phải tiếp tục theo dõi quá trình bán hàng để kịp thời phản hồi các ý kiến, báo lỗi đến từ khách hàng.
Việc xuất hiện sai sót trong quá trình sản xuất là hoàn toàn có thể xảy ra nên việc không may khách hàng nhận được những sản phẩm lỗi là điều không thể tránh khỏi
Chính vì thế, quản lý sản xuất phải luôn đi liền với việc theo dõi chất lượng để luôn có những biện pháp phục hồi, thay thế hay đền bù phù hợp cho những sản phẩm không đảm bảo chất lượng mong muốn.
Sản xuất trong doanh nghiệp với quy trình cụ thể và bải bản nhằm tiết giảm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất. Việc tìm hiểu và sắp xếp sản xuất vô cùng cần thiết và cần được tối ưu. Hy vọng Thuận Nhật đã cung cấp thông tin hữu ích!
>>> Xem thêm: Quy trình quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi cơ bản
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách