Hướng dẫn cách bảo quản thức ăn chăn nuôi đúng cách

Bảo quản thức ăn chăn nuôi đúng cách là điều mà bất cứ trang trại nào cũng cần phải lưu ý và thực hiện, dù bạn có chăn nuôi ở quy mô nhỏ hay lớn. Vậy phải bảo quản thức ăn chăn nuôi như thế nào mới là đúng cách? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé.

1. Lợi ích của bảo quản thức ăn chăn nuôi

Bảo quản thức ăn chăn nuôi là công đoạn quan trọng trong ngành chăn nuôi, nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển cho vật nuôi.

Đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: đảm bảo thức ăn luôn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
  • Tránh vi khuẩn và bệnh tật: thức ăn hư hỏng sẽ sinh ra những vi khuẩn mang lại mầm bệnh cho vật nuôi, nên bảo quản thức ăn sẽ tránh được các vi khuẩn đi vào hệ thống tiêu hóa của vật.

Tối ưu hóa năng suất

  • Vật nuôi phát triển khỏe mạnh: dinh dưỡng đầy đủ giúp vật nuôi cải thiện tăng trọng và sự phát triển của các cơ quan.
  • Tăng hiệu suất sản xuất: vật nuôi khỏe mạnh có khả năng tiêu hóa tốt hơn và tăng cường quá trình sinh sản và sản xuất thịt, trứng, sữa, lông,…

Tiết kiệm chi phí

  • Hạn chế lãng phí thức ăn: nếu bảo quản đúng cách, thức ăn sẽ không bị loại bỏ khi hư hỏng, việc kiệm nguồn lực và tài chính.
  • Giảm thiểu sự mất mát: vật nuôi khỏe mạnh, tối ưu hóa năng suất thì doanh nghiệp sẽ không dẫn đến tính trạng thất thoát về sản lượng, sinh sản.

Lợi ích của bảo quản thức ăn chăn nuôi

2. Quy trình bảo quản thức ăn chăn nuôi

Quy trình bảo quản thức ăn chăn nuôi sẽ bao gồm 4 công đoạn như sau: Lựa chọn thức ăn chất lượng -> Lưu trữ thức ăn -> Quản lý thức ăn.

Lựa chọn thức ăn chất lượng

  • Trước khi dự trữ thức ăn thì giai đoạn đầu vào bạn phải kiểm tra chất lượng kỹ càng, thức ăn phải đảm bảo không hỏng hóc, nấm mốc, mất màu sắc hoặc có mùi.
  • Đối với thức ăn công nghiệp thì phải đảm bảo nguồn gốc và xem hạn sử dựng trước khi mua.

Lựa chọn thức ăn chất lượng

Lưu trữ thức ăn

  • Nên bảo quản thức ăn chăn nuôi ở nơi khô ráo và thoáng mát để ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc phát triển, tránh để thức ăn ở những nơi có độ ẩm cao hay nơi có ánh nắng trực tiếp.
  • Thức ăn phải được đóng gói cẩn thận để ngăn không khí và hơi ẩm, vi khuẩn tiếp xúc.
  • Đặt thức ăn trên giá, kệ tránh tiếp xúc với sàn nhà hoặc tường.
  • Sử dụng thêm các biện pháp bảo vệ khác như những lưới che, bao bọc để ngăn chặn côn trung, động vật khác tiếp cận nguồn thức ăn.

Lưu trữ thức ăn

Quản lý thức ăn

  • Cung cấp thức ăn cho vật nuôi theo một lịch trình được đặt ra để đảm bảo vật nuôi được cung cấp thức ăn đều đặn là đúng lượng thức ăn theo từng giai đoạn phát triển.
  • Theo dõi số lượng thức ăn trong kho để bổ sung kịp thời lượng thức ăn thiếu và tránh dự trữ quá nhiều dẫn đến đồ ăn hết hạn sử dụng.
  • Đảm bảo thức ăn được phân phối đồng đều trong đàn, tránh tình trạng cạnh tranh thức ăn quá mức hoặc ăn thiếu.

Quản lý thức ăn

3. Lưu ý khi bảo quản thức ăn chăn nuôi

Bảo quản thức ăn cho vật nuôi là một công đoạn đóng vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi, để đảm bảo cho vật nuôi khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.

Dưới đây là một vài lưu ý dành cho các bạn để bảo quản thức ăn chăn nuôi đúng cách:

  • Vệ sinh và khử trùng thường xuyên đảm bảo các thùng chứa thức ăn hay bao bì thức ăn được làm sạch và khử trùng sạch sẽ để ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn.
  • Nên bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo và thoáng mát, hạn chế sự tiếp xúc của ánh nắng mặt trời.
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí trong thời gian dài, vậy nên các bao bì thức ăn khi được mở phải thao tác nhanh chóng. Không khí khi lẻn vào trong sẽ khiến vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
  • Phải luôn theo dõi ngày sản xuất và hạn sử dụng của thức ăn để sử dụng thức ăn trước khi hết hạn.
  • Nếu bạn dự trữ một lượng thức ăn lớn thì cần xoay thức ăn theo nguyên tắc FIFO để các thức ăn cũ được sử dụng trước.
  • Phân loại thức ăn để bảo quản vì mỗi loại thức ăn sẽ có yêu cầu khác nhau.

Lưu ý khi bảo quản thức ăn chăn nuôi

Việc sử dụng thức ăn đúng cách không phải chỉ đảm bảo sức khỏe, sự phát triển và tăng trưởng của vật nuôi. Mà còn giúp quá trình chăn nuôi của bạn giảm bớt được các chi phí dư thừa, tăng hiệu quả trong sản xuất.

>>> Xem thêm: Tổng quan về quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.