Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng và năng suất của sản phẩm, đây là một giải pháp hiệu quả để phát triển ngành chăn nuôi sạch và bền vững. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng chúng, vì chi phí đầu tư ban đầu khá là lớn. Vậy những công nghệ này bao gồm những gì, hay theo dõi bài viết sau để hiểu thêm nhé.
1. Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi là gì?
Công nghệ tự động hóa đã không còn xa lạ đối với các hệ thống dây chuyền trong sản xuất. Tương tự như vậy, trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay các công đoạn đều được tích hợp các công nghệ tự động hóa.
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi là một hệ thống các thiết bị, máy móc được kết nối với nhau tạo thành một chuỗi thực hiện các công đoạn sản xuất.
Các công đoạn sẽ xuyên suốt từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến đến khâu đóng gói và vận chuyển. Tất cả đều nhằm giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như giảm thiểu chi phí sản xuất, mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho doanh nghiệp.
2. Các công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Hệ Thống Điều Khiển PLC (Programmable Logic Controller)
PLC là một máy tính nhúng được dùng để kiểm soát và tự động hóa các bước quy trình trong dây chuyền sản xuất. Nó có thể lập trình để thực hiện các nhiệm vụ như điều khiển nhiệt độ, quy trình pha trộn,…
PLC linh hoạt động việc thay đổi và điều chỉnh chương trình hoạt động để ứng biến nhanh hơn với sự biến động trong quy trình sản xuất.
Có khả năng tích hợp được với nhiều thiết bị từ thiết bị cảm biến, van, motor đến thiết bị đầu ra. PLC được thiết kế đảm bảo và tin cậy trong môi trường sản xuất.
Robotic đóng gói và xử lý hàng hóa
Trong dây chuyền sản xuất thức chăn nuôi, robotics được tích hợp vào khâu đóng gói và xử lý hàng hóa. Nhằm tăng cường hiệu suất, đảm bảo được chất lượng cũng như tiết kiệm chi phí lao động.
- Đóng gói tự động: hệ thống máy móc và cảm biến sẽ giúp robot nhận diện được sản phẩm và thực hiện quy trình đóng gói theo yêu cầu được lập trình sẵn.
- Xử lý hàng hóa tự động: các công việc đó gồm có phân loại, đóng gói thêm, chuẩn bị đơn hàng,…
Các thiết bị Robot được kết nối với nhau thông qua IoT, tạo thành một hệ thống thông tin liên tục, thu thập những dữ liệu thực tế của dây chuyền sản xuất.
Nhưng anh chưa bao giờ để tâm đến điều em nói, anh đâu có biết bản thân em ám ảnh việc đó như nào
Hệ thống vision và cảm biến
Hệ thống vision và cảm biến trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về quy trình và chất lượng sản phẩm trong sản xuất.
Hệ thống vision
Hệ thống vision sử dụng camera và phần mềm nhận diện hình ảnh để thu thập các thông tin trong quá trình sản xuất. Chúng nhận diện được màu sắc, kích thước, hình dáng và nhiều đặc tính khác nhu những khuyết tật, vết nứt,… trên sản phẩm.
Hệ thống cảm biến
Hệ thống cảm biến trong sản xuất thông thường sẽ gồm cảm biến nhiệt độ, áp suất và độ ẩm để đo lường và kiểm soát các điều kiện quan trọng trong quá trình sản xuất.
- Cảm biến nhiệt độ để kiểm soát nhiệt độ phù hợp trong quá trình chế biến
- Cảm biến áp suất được dùng tròn quá trình hấp, nấu nguyên liệu
- Cảm biến đo độ ẩm kiểm soát độ ẩm trong sản xuất
Hệ Thống Truyền Thông Máy Móc (M2M) và IoT
Hệ thống truyền thông máy móc và IoT là hệ thống mà các thiết bị máy móc có khả năng giao tiếp trực tiếp với nhau không cần đến sự can thiệp của con người thông qua IoT.
Hệ thống giúp:
- Giám sát sự cố và hiệu suất: theo dõi các tham số như tốc độ sản xuất, thời gian chết, các sự cố phát sinh,…
- Bảo trì dự đoán: giảm thiểu thời gian dừng máy và tăng khả năng hoạt động liên tục của dây chuyền.
- Quản lý năng lực sản xuất: bằng cách thu thập các thông tin từ máy móc và cảm biến để tối ưu hóa lịch trình sản xuất và tăng cường hiệu suất.
- Tự động hóa quy trình sản xuất thông qua các thiết bị M2M và mạng lưới IoT, như điều chỉnh nhiệt độ, thời gian chế biến, lượng nguyên liệu,…
Hệ thống truyền thông máy móc và IoT có thể quản lý mọi dữ liệu chi tiết về các khía cạnh trong quy trình sản xuất, tăng cường được khả năng quản lý, nhanh chóng đưa ra những quyết định, tối ưu hóa hiệu suất và dự đoán được các thiết bị máy móc cần bảo trì, bảo dưỡng.
Hệ thống quản lý dữ liệu và SCADA
Hệ thống quản lý dữ liệu và SCADA tạo thành một hệ thống toàn diện cho việc kiểm soát và quản lý dây chuyền sản xuất.
DMS
Hệ thống quản lý dữ liệu DMS – Data Management System có nhiệm vụ thu thập, lưu trữ, xử lý và quản lý dữ liệu trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Các dữ liệu được thu thập từ cảm biến, hệ thống vision, máy móc và các thiết bị khác, sau đó được phân tích và chuyển đổi thành những thông tin hữu ích cho quản lý và điều khiển quy trình sản xuất.
SCADA
SCADA là một hệ thống tự động hóa công nghiệp với chức năng giám sát, kiểm soát, thu thập dữ liệu từ các thiết bị và hệ thống khác nhau trong dây chuyền sản xuất.
Các chức năng chính nổi bật của SCADA gồm:
- Giám sát hoạt động theo thời gian thực của các thiết bị và quy trình sản xuất.
- Cung cấp khả năng điều khiển các thiết bị và quy trình từ xa.
- Báo cáo và phân tích các dữ liệu để hỗ trợ quyết định quản lý.
Hệ thống tự động hóa điều khiển quá trình nấu hấp
Qúa trình hấp là quá trình sử dụng hơi nước hoặc hơi động cơ để nấu chín các nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Thông qua hệ thống tự động hóa, bạn có thể điều khiển và giám sát toàn bộ quá trình nấu hấp:
- Kiểm soát nhiệt độ và áp suất: tự động hóa giúp kiểm soát nhiệt độ và áp suất và thời gian nấu trong quá trình nấu, hấp để đảm bảo nguyên vật liệu được nấu chín đều ở điều kiện phù hợp nhất.
- Các cảm biến và hệ thống dữ liệu được tích hợp để theo dõi sát sao các hỏa động nấu, hấp. Ghi lại các sự biến động có thể ảnh hưởng đến chất lượng. Từ đó hệ thống có khả năng dự đoán các vấn đề kỹ thuật và bảo trì trước khi ảnh hưởng đến dây chuyền, buộc phải dừng máy.
3. Sự ảnh hưởng của công nghệ trong dây chuyền sản xuất TACN
Tăng hiệu quả và giảm chi phí lao động
Tích hợp tự động hóa vào quy trình sản xuất làm giảm bớt đi sự phụ thuộc vào nguồn lao động, từ đó các chi phí liên quan đến quản lý lao động cũng được giảm bớt.
Tự động hóa can thiệp vào những nhiệm vụ có tính lặp đi lặp lại và được thực hiện bằng các máy móc. Giảm đi các sai sót và lãng phí do nhân viên, sản phẩm cũng có chất lượng đồng đều hơn.
Máy móc có khả năng sản xuất liên tục, không cần ngừng nghỉ giúp dây chuyền có thể tăng hiệu quả toàn diện.
Mang đến lợi ích dài hạn cho sản xuất
Chi phí đầu tư ban đầu cao vì chúng bao gồm việc mua sắm và triển khai hệ thống tự động hóa từ phần cứng cho đến các phần mềm. Ngoài ra chi phí đầu tư cho các nhân viên sử dụng và quản lý hệ thống cũng là một phần trong chi phí đầu tư.
Tuy nhiên đây là một khoản chi phí mang đến lợi ích dài hạn:
- Giúp tăng cường hiệu suất, giảm chí phí và tăng cường lợi nhuận.
- Giảm chi phí hoạt động dài hạn do giảm nhu cầu về nguồn nhân lực lao động, độ chính xác và đồng nhất của sản phẩm cũng tăng cao.
>>> Xem thêm: Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách