Nhà máy là gì? Tìm hiểu về nhà máy số

Nhà máy là gì? Tìm hiểu về nhà máy số. Cho thấy sự khác nhau của hai loại hình của nhà máy truyền thống và nhà máy số hóa hiện nay.

1. Nhà máy là gì?

Nhà máy hay còn được gọi là nhà xưởng, đây là nơi tiến hành sản xuất chế tạo ra các sản phẩm thực tế. Cũng là nơi sửa chữa như kiểm tra bảo dưỡng, duy tu các máy móc liên quan đến sản xuất sản phẩm. Hoặc bạn cung có thể gọi với những cái tên khác như “ xưởng chế tạo”, “ xưởng gia công”,…

Nhà máy là gì?
Nhà máy là gì?

Nhà máy được chia thành 2 loại:

  • Nhà máy quy mô vừa và nhỏ: được xây dựng trong đất liền.
  • Nhà máy quy mô lớn: như khai thác dầu khí, sắt thép,… thường được đặt tại các khu vực ven sông, ven biển để tiện cho việc vận chuyển xuất nhập nguyên liệu và hàng hóa lớn.

Thường các nhà máy sẽ được xây dựng gần nhau chúng một khu vực tạo thành những khu công nghiệp lớn. Hình thành những khu dân cư có đầy đủ tiện nghi để đáp ứng cho các đối tượng tại đây.

2. Nhà máy số là gì?

Nhà máy số là gì?

Nhà máy số hay gọi là nhà máy số hóa có tên gọi tiếng Anh là Digital Factory. Đây là một thuật ngữ dùng chung để chỉ một mạng lưới các mô hình kỹ thuật số mà sao chép các khía cạnh của một nhà máy vật lý. Chúng gồm có các biện pháp, các công cụ được quản lý bằng hệ thống quản lý dữ liệu tích hợp, bao gồm mô phỏng và trực quan hóa 3D. Tóm lại, nhà máy số hóa là một dây chuyền sản xuất có ứng dụng máy móc tự động hóa cao, được số hóa dữ liệu, kết nối thông tin, dựa trên hệ thống sản xuất thông minh.

Mục đích chính của nhà máy số hóa là giúp cho doanh nghiệp thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, mang đến những sản phẩm và dịch vụ ngày càng được cải tiến. Để đạt được những mục tiêu này, các nhà máy số cần:

  • Có những nhóm chức năng chuyên dụng, tận dụng các công cụ và quy trình lặp đi lặp lại để tạo ra các sản phẩm giống nhau, nhưng cải tiến về chất lượng.
  • Các nhóm nhà máy kỹ thuật số phải kết hợp chặt chẽ với nhau.
  • Một trung tâm chỉ huy hỗ trợ các nhóm nhà máy, giám sát quy trình làm việc, loại bỏ những trở ngại và cung cấp kinh phí khi cần thiết.

3. Điểm khác nhau giữa nhà máy truyền thống và nhà máy số

Tiêu chí Nhà máy truyền thống Nhà máy số hóa
Máy móc Tỉ lệ tự động hóa từ thấp đến trung bình. Tỉ lệ tự động hóa cao
Dữ liệu Thu thập giám sát, lưu trữ ở mức cơ bản. Thu thập, phân tích để dự báo và đưa ra quyết định.
Công nghệ Cách mạng công nghiệp lần 3: Kỹ thuật số, công nghệ vi mạch, internet,… Trí tuệ nhân tạo, in 3D, IoT, điện toán đám mây,…
Kết nối Kết nối rời rạc giữa các máy và hệ thống. Kết nối để trao đổi dữ liệu cần thiết.
Quản lý điều hành Thủ công Sử dụng công nghệ vận hành như MES, SCADA, ERP…
Đánh giá Phụ thuộc vào con người Khách quan, tối ưu hóa, minh bạch, đáp ứng nhanh,…

4. Đặc điểm cơ bản của nhà máy số

Đặc điểm cơ bản của nhà máy số

 

Nhà máy số sử dụng các thiết bị máy móc thông minh, giao tiếp với nhau thông qua một hệ thống mạng thông minh để chia sẽ liên tục các thông tin về lượng hàng hay các lỗi, sự cố,…

Nhà máy số sử dụng các robot và phần mềm giúp nâng cao vai trò của tự động hóa thông qua truyền dữ liệu thời gian thực. Các cảm biến chấp hành và điều khiển cho phép các máy móc liên kết đến nhà máy hay các hệ thống mạng khác và giao tiếp với con người.

Qúa trình sản xuất được phối hợp với thời hạn sản xuất giúp tăng hiệu quả và tối ưu hóa thời gian sản xuất, công suất, chất lượng sản phẩm.

Nhà máy sử dụng mô hình 3D kết hợp IT cho việc điều khiển giúp thiết kế, phân tích, dự đoán hành vi tương lai của hệ thống sản xuất nhờ mô phỏng. Việc áp dụng nhanh chóng các chiến lược chuỗi cung ứng hiện đại hóa nhằm giảm chi phí hoạt động và hợp lý hóa sản xuất.

Hệ thống quản lí vòng đời sản phẩm PLM (product lifecycle management) là một công cụ đáng quan tâm. Tại đây, việc vận hành và quản lí toàn mạng lưới của tất cả mọi người như một thực thể duy nhất. Các hệ thống phần mềm được liên kết với nhau trong giải pháp PLM có vai trò chức năng khác nhau cho quy trình sản xuất sản phẩm. Những hệ thống CAD, CAE, CAM, ERP, MES, CIM, PDM,… được kết hợp hữu ích với nhau tạo nên các nhà máy số.

5. Ưu điểm nhà máy số đối với các doanh nghiệp

Ưu điểm nhà máy số đối với các doanh nghiệp

 

Nhà máy số hóa thúc đẩy tối ưu hóa hoạt động kinh doanh cốt lõi truyền thống, từ đó cho phép các công ty đầu tư vào các cơ hội kinh doanh mới.

Mang lại cho các nhà sản xuất khả năng đưa ra các quyết định sáng suốt khi họ làm việc để tối ưu hóa hoạt động.

Tăng khả năng cạnh tranh cho các nhà sản xuất nhỏ bằng cách cung cấp các sản phẩm chuyên biệt, có khả năng tùy biến cao.

Việc áp dụng nhanh chóng các chiến lược chuỗi cung ứng hiện đại hóa nhằm giảm chi phí hoạt động và hợp lý hóa sản xuất.

Năng lực dự báo và tối ưu hóa hàng tồn kho lớn hơn để có khả năng thích ứng tốt hơn với nhu cầu thị trường tại một thời điểm nhất định.

>>> Xem thêm: Nhà máy thông minh – Smart Factory

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.