Nhà máy thông minh – Smart Factory

Xuất hiện như một sự tất yếu của công nghiệp sản xuất thời đại mới, mô hình nhà máy thông minh đã là cụm từ không còn xa lạ với chúng ta. Vậy khái niệm của nó là gì, làm thế nào để thực hiện được mô hình này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thuận Nhật nhé.

Nhà máy thông minh là gì?

Mô hình nhà máy thông minh
Nhà máy thông minh

Mô hình nhà máy thông minh là một hệ sinh thái, trong đó các thiết bị sản xuất hoạt động theo một quy trình tự động hóa, chu trình vận hành thông minh từ sản xuất cho đến quản trị. Con người và các thiết bị tự động hóa có sự kết nối linh hoạt trong mô hình này. Con người đảm nhận vai trò điều khiển, kiểm soát còn các thao tác chính hoàn toàn thực hiện nhờ máy móc tự động hóa.

Nhà máy thông minh hay còn gọi là “Smart Factory” trong Tiếng Anh. Đây là kết quả quan trọng và là minh chứng rõ nét nhất cho những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghiệp 4.0.

Các nhà máy thông minh hoạt động bằng cách sử dụng những công nghệ hiện đại như: robot tự động hóa, công nghệ internet của vạn vật, trí tuệ nhân tạo AI,….

Đây là mô hình vận hành tự động hóa ở mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu kiểm định nguyên liệu, chế biến, sản xuất, lắp ráp cho tới khâu kiểm soát chất lượng, đóng gói.

Làm thế nào để xây dựng và thực hiện sản xuất theo mô hình này?

nha may thong minh

Đối với mô hình này, để xây dựng hoàn chỉnh thì chủ doanh nghiệp cần phải bỏ chi phí để trang bị hàng loạt các công nghệ mới nhất sở hữu khả năng tự động hóa cao, phần mềm quản trị ưu việt để quản lý toàn bộ chuỗi giá trị, từ lên ý tưởng, sản xuất trên dây chuyền, quan trị hậu cần,… Có nghĩa là, hệ điều hành trong nhà máy sản xuất thông minh đều được thực hiện trên nền tảng số hóa. Hệ thống dây chuyền sản xuất của nhà máy được vận hành theo nguyên tắc tự động hóa với sự góp sức lớn từ robot.

Thực hiện nhà máy thông minh phải thực hiện trên phạm vi toàn diện, từ đặt hàng, sản xuất cho đến lưu kho. Không chỉ dây chuyền sản xuất, trong hệ thống này hệ thống kho cũng là kho thông minh, áp dụng tinh hoa công nghệ tân tiến và hiện đại nhất để đảm đương các nhiệm vụ: xuất hàng, nhập hàng tự động,… Từ đó, việc lưu thông hàng hóa sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Nếu vậy, có nghĩa là chỉ những doanh nghiệp tầm cỡ mới có khả năng áp dụng mô hình nhà máy sản xuất thông minh này?

Thực ra, để thực hiện được mô hình này đòi hỏi nỗ lực rất nhiều của các doanh nghiệp, đặc biệt là về vấn đề vốn, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị,… Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể thực hiện mô hình nhà máy thông minh này. Thậm chí, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc áp dụng dây chuyền tự động hóa sẽ nhanh chóng tiết kiệm và hạn chế gặp sai sót hơn khi thực hiện tại các doanh nghiệp có quy mô phức tạp.

Nếu quý doanh nghiệp đang muốn tìm phương hướng để xây dựng mô hình nhà máy hiện đại, bắt kịp xu hướng của thế giới, hãy liên hệ Thuận Nhật để được tư vấn những giải pháp phù hợp nhất với hoàn cảnh thực tế của mình.

Nhà máy thông minh – Tương lai của doanh nghiệp sản xuất

Mô hình nhà máy thông minh có tác động rất lớn đến công nghiệp sản xuất:

  • Nhà máy thông minh tăng khả năng giám sát từ xa, giúp nhà quản trị doanh nghiệp kiểm soát được mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy mà không cần trực tiếp ở đó. Như vậy, nhà quản trị có thời gian để tạo những giá trị lớn hơn thay vì giám sát liên tục tại nhà máy.
  • Nhà máy thông minh tối ưu hóa quá trình sản xuất. Ở mô hình nhà máy truyền thống, sự can thiệp của con người gần như là hoàn toàn, máy móc chỉ đóng vai trò hỗ trợ sản xuất còn ở nhà máy thông minh, máy móc tự động hóa tham gia chính vào quy trình sản xuất, sức lao động của con người được giải phóng. Không gian của nhà máy thông minh sẽ nhường chổ cho hệ thống dây chuyền máy móc và những nhân sự chính. Máy móc vận hành với tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với con người, độ chính xác cao hơn nên có thể rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm chi phí nhân công, giảm chi phí thành phẩm cho lỗi hỏng. Điều này giúp quy trình sản xuất được tối ưu hóa.
  • Mô hình nhà máy thông minh giúp cho nhà quản trị kết nối, tổng hợp và phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định thuận lợi nhất cho nhà máy. Nhà máy thông minh sẽ biết tự sửa lỗi khi cần thiết, cảnh báo khi cần có sự can thiệp của con người. Điều này giúp giảm chi phí năng lượng, dự báo trước những rủi ro có thế xảy ra để chủ động ứng biến trong sản xuất.
  • Mô hình này có giúp tăng khả năng kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp sản xuất. Máy móc và các thực thể khác trong mạng lưới nhà máy sẽ kết nối hiệu quả với nhau, cho phép quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả nhất. Hệ thống kỹ thuật số, công nghệ số sẽ kết nối sản xuất tạo ra một chu trình thông minh và khép kín. Như vậy, các phòng ban cũng sẽ làm việc với nhau theo một quy trình khép kín, giúp hiệu quả làm việc cao hơn nhiều.

Với những tác động, ưu điểm rất lớn mà mô hình nhà máy thông minh mang lại, đây chính là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Công nghệ chính là động lực đổi mới và tăng trưởng cho doanh nghiệp nhưng ứng dụng như thế nào, phương hướng ra sao, bắt đầu từ đâu là một bài toán đầy thách thức.

Với 15 năm kinh nghiệm trong ngành tự động hóa, hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Thuận Nhật – Solution IAS sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp phù hợp và đúng đắn nhất để đạt được mục tiêu này.

Tham khảo “Giải pháp kho thông minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.