Tổng hợp các loại phích cắm điện

Tổng hợp các loại phích cắm điện được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay sẽ được tổng hợp lại qua bài viết sau đây, cùng tìm hiểu nhé.

Tổng hợp các loại phích cắm điện

Hiện nay trên thế giới có tổng cộng 15 loại phích cắm và ổ điện khác nhau. Chúng có hình dáng và cấu trúc khác nhau, được đặt tên theo các ký tự alphabet, bắt đầu từ chữ cái A,B,C,…O.

1. Phích cắm kiểu A 

các loại phích cắm điện

Phích cắm kiểu A được dùng chủ yếu tại khu vực phía Bắc và Trung Mỹ, Nhật Bản,… phích cắm kiểu A được phát minh từ năm 1904 bởi Harvey Habbell II, chúng còn được gọi với tên là phích cắm NEMA 1- 15.

Cấu tạo của phích cắm kiểu A:

  • Được cấu tạo từ 2 lá kim loại mỏng có chiều dài từ 15,9mm đến 18,3mm và có độ dày là 1,5mm, khoảng cách giữa hai lá chắn là 12,7mm.
  • 2 chấu của phích cắm có chiều rộng không bằng nhau, một chấu sẽ có phần đầu rộng hơn so với chấu còn lại.
  • Chấu nối với dây trung tính có chiều ngang là 7,9mm và chấu nối với dây nóng có chiều ngang là 6,3mm.
  • Phích cắm kiểu A chỉ có 1 cách cắm vào ổ điện và có cường độ dòng điện định mức là 15A.

2. Phích cắm kiểu B

Phích cắm kiểu B tương tự như phích cắm kiểu A đều được sử dụng chủ yếu tại khu vực phía Bắc và Trung Mỹ, Nhật Bản,… được sản xuất theo tiêu chuẩn NEMA 5 – 15.

Cấu tạo phích cắm kiểu B:

  • Đây là phích cắm có 3 chấu, 2 chấu được làm bằng kim loại phẳng dày 1,5mm, chấu còn lại là một thanh kim loại hình trụ có đường kính 4,8mm.
  • 2 phích chấu kim loại phẳng dày cách nhau 12,7mm rộng 6,3mm. Có chiều dài lần lượt là 15,9mm, 18,3mm và rộng 6,3mm.
  • Chấu thứ 3 dài hơn 2 chấu phẳng 3,2mm để đảm bảo thiết bị được nối đất trước khi 2 chấu còn lại có điện. Khoảng cách giữa chúng là 11,9mm.
  • Phích cắm kiểu B có định mức là 15A.

3. Phích cắm kiểu C

Phích cắm kiểu C là kiểu phích cắm thông dụng nhất, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trừ một số nước châu Âu như Anh, Ireland, cộng hòa Sip, Malta,… Theo kịp với thời đại nên ngày nay các phích cắm kiểu C đang dần trở nên lỗi thời hơn do không có nối đất.

Cấu tạo phích cắm kiểu C:

  • Gồm 2 chấu không nối đất, được tạo thành từ 2 thanh kim loại hình trụ tròn.
  • Kích thước tiêu chuẩn của 2 chấu có đường kính là 4mm, khoảng cách giữa hai chấu là 18,6mm, khoảng cách giữa hai đầu chấu là 17,5mm.
  • Từ chân của hai chấu điện được phủ một lớp cách điện có chiều dài 10mm.
  • Phích cắm kiểu C có thể sử dụng linh hoạt ở các ổ cắm có khoảng cách 2 lỗ từ 17,5mm đến 19mm và đường kính mỗi lỗ từ 4 đến 4,8mm.
  • Phích cắm kiểu C có định mức dưới 2,5A đổ lại.

4. Phích cắm kiểu D

Đây là loại phích cắm được xem là nguy hiểm nhất thế giới do phần chấu đoenẹ không có phần chân cách điện. Có nghĩa là nếu bạn cắm 1 nửa chấu vào ổ điện, 1 nửa chấu ở bên ngoài thì nếu vô tình chạm phải sẽ gây nguy hiểm lớn. Tuy nhiên chúng lại được sử dụng phổ biến tại Ấn Độ và Nepal, Ấn Độ đã chuẩn hóa kiểu phích cắm này dựa trên tiêu chuẩn British Standard 546.

Cấu tạo phích cắm kiểu D:

  • Gồm 3 chấu điện hình trụ tròn, xếp theo hình tam giác.
  • Chấu ở giữa nối đất có chiều dài 20,6mm và đường kính là 7,1mm.
  • 2 chấu còn lại có chiều dài là 14,9mm và đường kinh là 5,1mm cách nhau 19,1mm.
  • Khoảng cách giữa chấu nối đất đến 2 chấu còn lại dài 22,2mm.
  • Phích cắm kiểu D có định mức là 5A.

5. Phích cắm kiểu E

Phích cắm kiểu E được sử dụng chủ yếu tại các quốc gia như Pháp, Bỉ, Ba Lan, Cộng hòa Szech, Slovakia, Tunisia, Ma Rốc. Đây là loại phích cắm được Pháp và Bỉ chuẩn hóa từ ổ cắm kiểu F.

Cấu tạo phích cắm kiểu E:

  • Gồm 2 chấu điện đều nối đất, chấu có hình trụ tròn với chiều dài là 14mm và đường kính là 4,8mm. Hai chấu cách nhau 10mm.
  • Chúng có cấu tạo tương tự kiểu C, nhưng có thêm một lỗ nối đất phía bên trên.
  • Để thu hẹp sự khác biệt giữa hai ổ E và F, nhà sản xuất đã chế tạo thêm hai mảnh kim loại phía bên trên và bên dưới phích cắm kiểu E.
  • Phích cắm kiểu E có định mức là 16A.

6. Phích cắm kiểu F

Đức, Áo, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Bồ Đào Nha, khu vực Đông Âu,…đây là những nước sử dụng phích cắm kiểu F phổ biến nhất. Chúng còn có tên gọi khác là CEE 7/4 hay gọi là phích cắm Schuko được hiểu là tiếp xúc an toàn. Phích cắm được thiết kế tại Đức và trao bằng sáng chế vào năm 1926.

Cấu tạo phích cắm kiểu F:

  • Chúng có cấu tạo tương tự như kiểu C và kiểu E với 2 chấu hình trụ tròn và 2 lá kim loại tiếp đất ở bên trên và bên dưới.
  • Chấu có chiều dài là 19mm, bán kính 4,8mm và cách nhau 19mm.
  • Khoảng cách giữa hai lá kim loại là 16mm.
  • Phích cắm kiểu F có định mức là 16A.

7. Phích cắm kiểu G

Phích cắm kiểu G được sử dụng phổ biến nhất là tại Anh, Ireland, Cộng hòa Síp, HongKong,… với thiết kế các chấu hình hộp nên phích cắm kiểu G không dùng được ở ổ cắm kiểu C và ngược lại. Khi bạn muốn sử dụng hai loại phích cắm G và C phải thông qua một đầu nối. Phích cắm kiểu G có mặt vào những năm 1946 và bắt nguồn tại Anh.

Cấu tạo phích cắm kiểu G:

  • Gồm có 3 chấu hình hộp chữ nhật, chấu nối đất nằm ở giữa với kích thước là 4x8x22,7mm.
  • 2 chấu còn lại có kích thước là 4×6,35×17,7mm và khoảng cách của chúng đối với chân đấu ở giữa là 22,2mm.
  • Mỗi chân đều được phủ một lớp cách điện dài 9mm, đảm bảo an toàn trong khi sử dụng.

8. Phích cắm kiểu H

Đây là loại phích cắm nối đất được sử dụng độc quyền tại Israel và Palestine. Phích cắm kiểu C có thể được sử dụng cho ổ cắm kiểu H. Ổ cắm kiểu H không tương thích với phích cắm kiểu E và kiểu F do đường kính của lỗ cắm nhỏ hơn phích cắm. Đây cũng là một loại phích cắm nguy hiểm, do các chân đấu của chúng không được phủ lớp cách điện.

Cấu tạo phích cắm kiểu H:

  • Gồm có 3 chấu hình trụ tròn, đường kính là 4,5mm dài 19mm và xếp theo hình tam giác.
  • Khoảng cách giữa chấu nối đất và 2 chấu còn lại là 9,5mm.
  • Khoảng cách giữa 2 chấu tiếp điện là 19mm.
  • Phích cắm kiểu H có định mức là 16A.

9. Phích cắm kiểu I

Phích cắm kiểu I được sử dụng nhiều tại các nước như Úc, New Zealand, Papua New Guinea, Trung Quốc,…

Cấu tạo của phích cắm kiểu I:

  • Gồm có 3 chấu đều là những lá kim loại dày 1,6mm. Hai chấu phía trên được bố trí nghiêng 1 góc 30 độ so với phương thẳng đứng để tạo hình chữ V ngược.
  • Chấu có chiều dài 17,3mm, rộng 6,3mm, cách nhau 13,7mm.
  • Phích cắm kiểu I có định mức là 15A.

10. Phích cắm kiểu J

Hầu như phích cắm kiểu J chỉ được sử dụng tại Thụy Sĩ và Liechtenstein, ổ cắm này được Thụy Sĩ chuẩn hóa riêng với cấu trúc gần giống phích cắm kiểu C nhưng khác biệt là có thêm chấu nối đất.

Cấu tạo của phích cắm kiểu J:

  • Gồm 3 chấu với đường kính là 4mm và chiều dài là 19mm.
  • Các chân chấu đều được phủ lớp cách điện dài 10mm.
  • Chúng có bề ngoài nhìn giống phích cắm kiểu N của Brazil nhưng không tương thích do vị trí chấu nối đất khác nhau.
  • Phích cắm kiểu C thì hoàn toàn có thể dùng cho ổ cắm kiểu J.

11. Phích cắm kiểu K

Được sử dụng phổ biến tại Đan Mạch và Greenland, tương thích với các phích cắm kiểu C,E,F. Trong tương lai Đan Mạch sẽ dần tiêu chuẩn kiểu E và kiểu F để thay thế cho các phích cắm kiểu K.

Cấu tạo phích cắm kiểu K:

  • Chấu nối đất được tích hợp trong ổ cắm, có tiết diện chữ U với chiều dài 14mm, dày 4mm và có đường kính là 6,5mm.
  • 2 chấu tiếp điện còn lại có hình trụ tròn với đường kính là 4,8mm và chiều dài là 19mm có khoảng cách là 19mm.
  • Khoảng cách giữa hai chấu tiếp điện và chấu nối đất là 13mm.
  • Phích cắm kiểu K có định mức là 16A.

12. Phích cắm kiểu L

Phích cắm kiểu L chỉ được sử dụng tại Ý, Chile và một số quốc gia tại Bắc Phi.

2 cách sử dụng phích cắm kiểu L phổ biến hiện nay là ổ cắm bipasso dành cho phích cắm kiểu L và kiểu C, ổ cắm bipasso – schuko cho phích cắm kiểu E và kiểu F.

Cấu tạo phích cắm kiểu L:

  • Gồm có 2 biến thể khác nhau với định mức là 10A và 16A.
  • Hai biến thể đều có phích cắm 3 chấu tròn đặt thẳng hàng.
  • Kiểu 10A gồm có 3 chấu trụ tròn với đường kính là 4mm, dài 19mm, khoảng cách giữa chúng là 9,5mm.
  • Kiểu 16A gồm có 3 chấu trụ tròn có đường kính là 5mm, dài 19mm, khoảng cách giữa đường trung tâm và đường trung hòa là 26mm. Khoảng cách giữa hai chấu nối đất với 2 chấu tiếp điện là 13mm.

13. Phích cắm kiểu M

Được dùng phổ biến tại Nam Phi, Swaziland, Lesotho,… phích cắm tương tự kiểu D. Ở Ấn Độ một số loại ổ cắm còn tích hợp hai loại kiểu M và kiểu D. Ở Israel phích cắm kiểu M dùng cho thiết bị công nghiệp nặng, ở Anh dùng cho các thiết bị sân khấu,…

Cấu tạo phích cắm kiểu M:

  • Gồm 3 chấu trụ tròn: 2 chấu tiếp điện và 1 chấu nối đất.
  • Chấu nối đất dài 28,6mm và đường kính là 8,7mm.
  • 2 chấu tiếp điện có đường kính là 7,1mm và cách chấu nối đất 25,4mm.

14. Phích cắm kiểu N

Được sử dụng chủ yếu tại Brazil cho hệ thống gia điện dụng quốc tế 230V. Chúng trống rất giống phích cắm kiểu J tiêu chuẩn của Thụy Sĩ nhưng chúng không tương thích với nhau do khoảng cách giữa chấu nối đất và chấu tiếp điện ngắn hơn.

Cấu tạo phích cắm kiểu N:

  • Gồm 3 chấu trong đó có 2 cấu cắm điện và 1 chấu nối đất. Chia thành hai biến thể là 10A và 20A.
  • Biến thể 10A có đường kính 4mm và chiều dài 19mm.
  • Biến thể 20A dùng cho các thiết bị công nghiệp với đường kính là 4,8mm và chiều dài 19mm.

15. Phích cắm kiểu O.

Được dùng nhiều tại Thái Lan dược thiết kế vào năm 2006, ổ cắm tương tự như ổ cắm B. Phiên bản ổ cắm lai được thiết kế có thể tương thích cới các kiểu phích cắm A,B,C,O. Trong tương lai khả năng thích ứng với phích cắm của Mỹ dự kiến sẽ được loại bỏ do lưới điện ở Thái Lan đã sử dụng điện 230 V. Mặc dù phích cắm kiểu O khá giống với phích cắm kiểu H của Israel hoặc kiểu K của Đan Mạch, nhưng chúng không thể sử dụng được với ổ cắm kiểu O.

Cấu tạo phích cắm kiểu O:

  • Gồm 2 chấu cắm điện và một chấu nối đất có đường kính 4,8mm.
  • Các chấu cắm điện có chiều dài 19mm và cách nhau 19mm được phủ lớp cách điện 10mm.
  • Chấu nối đất có chiều dài là 21,4mm và cách 2 chấu còn lại là 11,9mm.
  • Cường độ định mức là 16A.

Thông tin công ty:

Công Ty TNHH Điện Tự Động Thuận Nhật

Địa chỉ: Đường D1+N3, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, Phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Chi nhánh Hà Nội: P968, T9 tòa nhà V.E.T, số 98 Hoàng Quốc Việt, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.