Chăn nuôi là gì? Xu hướng chăn nuôi hiện nay tại Việt Nam và những khó khăn, thách thức cần phải đối mặt đối với thời điểm hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài viết để nắm bắt được chúng nhé.
1. Chăn nuôi là gì?
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.
Ở Việt Nam thì chăn nuôi là một ngành quan trọng cấu thành của nông nghiệp Việt Nam, đóng góp một phần cho nền kinh tế của nước nhà.
Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật (súc vật nuôi) và tình hình thị trường liên quan tại Việt Nam.
Trong ngành chăn nuôi thì con giống, dinh dưỡng và quản lý vấn đề vệ sinh chuồng trại là những yếu tố quan trọng nhất đối với người nuôi.
Những yếu tố này là cả một quá trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện một cách thường xuyên.
2. Vai trò của chăn nuôi tại Việt Nam
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu chính cho người dân như việc tiêu thụ thịt, cá, trứng,…
Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Ở Việt Nam có đến gần 10 triệu người đang làm chăn nuôi là công việc chính.
Ngoài việc thực hiện vai trò sản xuất nội địa, một số ý kiến cho rằng ngành chăn nuôi Việt Nam còn đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vũng của Liên Hợp Quốc.
Nền nông nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn còn đang kết hợp mật thiết giữa chăn nuôi và trồng trọt, đặc biệt là chăn nuôi. Việc chăn nuôi gia súc như trâu bò để sử dụng sức kéo trong trồng trọt, cũng như nuôi lợn, gà, thủy cầm và trồng lúa hỗ trợ lẫn nhau. Hình thức này hiện nay vẫn đang được áp dụng nhiều cho các hộ chăn nuôi được gọi là mô hình vườn ao chuồng (VAC).
Mặc dù vẫn giữ vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp nhưng chăn nuôi lại là lĩnh vực được đánh giá là dễ bị tổn thương nhất. Đối với tiềm năng ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi heo, nếu tổ chức tốt, tương lai ngành này sẽ được khá, từ cuộc khủng hoảng thịt lợn cho thấy cho thấy thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi lợn.
3. Quy mô chăn nuôi tại Việt Nam
Theo như số liệu chính thức thì hiện nay Việt Nam có đến hơn 10,9 triệu hộ chăn nuôi gà vịt, 4 triệu hộ chăn nuôi heo và khoảng 2,5 triệu hộ chăn nuôi bò.
Quy mô chăn nuôi còn nhỏ bé, phổ biến nhất vẫn là trang trại quy mô chăn nuôi theo hộ gia đình, nên đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ. Trong số 4.131,6 nghìn hộ chăn nuôi thì số quy mô nhỏ (dưới 10 con lợn/hộ) chiếm tới 86,4%, riêng số hộ quy mô siêu nhỏ (1-4 con lợn/hộ) chiếm 71,6% tổng số hộ chăn nuôi, nhưng chỉ sản xuất 43,2% tổng lượng thịt, về gia cầm.
Trong tổng số 7.864 nghìn hộ chăn nuôi, số hộ quy mô nhỏ (dưới 100 con gia cầm/hộ) chiếm 89,62% (riêng quy mô siêu nhỏ 1-19 con chiếm 54,39%) nhưng chỉ sản xuất 30% tổng số thịt gia cầm.
Hình thức trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lượng trang trại nông nghiệp cả nước, và hiện nay tỷ trọng này đang có chiều hướng tăng lên. Năm 2013 có 9.026 trang trại chăn nuôi. Hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm thấp đang cung cấp ra thị trường gần 70% sản phẩm thịt.
Trong khi đó, chăn nuôi thương mại quy mô lớn, công nghệ hiện đại, an toàn thực phẩm cao chỉ mới cung cấp trên 15% lượng thịt cho tiêu dùng.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiểm năng chăn nuôi lớn trong khu vực với khả năng sản xuất 27,5 triệu đến 28 triệu con lợn, 300 triệu con gia cầm và 0,5 triệu bò sữa.
4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc chăn nuôi tại Việt Nam
Thuận lợi
Công nghiệp trồng trọt kết hợp với chăn nuôi hiện nay đã mang đến nhiều lợi ích thiết thực như:
- Hiện nay, một số loại gia súc lớn như trâu, bò không chỉ nuôi lấy thịt mà còn được nông dân tận dụng sức kéo trong việc cày cấy hay vận chuyển hàng hóa.
- Các loại gia súc, gia cầm nhỏ như gà, lợn, thủy cầm,… được tận dụng lương thực có sẵn như cỏ, giun, bèo… để nuôi, giúp tiết kiệm tối đa chi phí.
Hình thức các trang trại chăn nuôi đang có xu hướng tăng lên, áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến và vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, hướng đến nền công nghiệp bền vững.
Nhiều mặt hàng đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như: gà, trứng, thịt heo, cá ba sa,…
Khó khăn ngành chăn nuôi
Hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, không liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Giá thành sản phẩm còn cao, chưa có thương hiệu và chưa được quảng bá rộng rãi.
Thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều nên giá còn cao.
Quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ nên không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.
Ngành chăn nuôi chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này ra xuất khẩu. Trong khi đó, các sản phẩm từ nước ngoài lại dễ dàng nhập về Việt Nam với quy mô lớn với mức giá rẻ hơn.
Tồn tại thực trạng thực phẩm bẩn vì muốn giảm chi phí chăn nuôi và kiếm lời nhiều hơn bằng cách dùng chất cấm để tăng trọng lượng gia súc, gia cầm. Dẫn đến việc sản xuất và tiêu dùng gặp nhiều khó khăn hơn.
Doanh nghiệp thờ ơ việc quản lý con giống và kiểm soát dịch bệnh, làm kìm hãm sự phát triển của các giống vật nuôi và không cho chất lượng sản phẩm cao.
Chủ chăn nuôi chưa có kiến thức cần thiết chế độ dinh dưỡng không phù hợp cho vật nuôi theo từng giai đoạn, dẫn đến năng suất chăn nuôi thấp.
5. Xu hướng chăn nuôi phải đối mặt
Đô thị hóa và truyền thông mạng tác động lên thị hiếu và hành vi tiêu dùng
Xu hướng độ thị hóa nhanh, truyền thông mạng phát triển, thu nhập người dân được nâng cao. Tất cả điều này đã thay đổi nhận thức, lối sống, hành vi của người tiêu dùng thực phẩm.
Nhu cầu thực phẩm có nguồn gốc protein động vật chẳng những gia tăng về khối lượng tiêu thụ trên đầu người mà còn đa dạng về chủng loại và nhiều cấp chất lượng hơn. Để bắt kịp xu hướng thị hiếu đa dạng và cạnh tranh hiệu quả, các doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi nên liên tục sáng tạo nhiều chủng loại và phẩm cấp độc đáo hơn.
Biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn nước ngầm
Biến đổi khí hậu làm cho môi trường khắc nghiệt hơn, tác động tiêu cực lên thành tích và năng suất chăn nuôi. Biến đổi khí hậu cũng làm cạn kiệt nguồn nước ngầm dẫn đến hoạt động của các trang trại gặp không ít khó khăn, một số trang trại đang trong nguy cơ phải đóng cửa trại.
Một số trang trại hiện nay được đầu tư theo mô hình chuồng kín, kiểm soát được khí hậu chuồng nuôi. Nhưng vốn đầu tư rất lớn, khiến những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không thể áp dụng.
Đối với việc cạn kiệt nguồn nước ngầm bạn cần nghiên cứu nguồn cấp nước sạch trước khi qui hoạch vùng chăn nuôi.
Dịch bệnh, an toàn sinh học và cách ứng xử theo lối mòn
Tình trạng dịch bệnh ở vật nuôi xảy ra rất nhiều, cụ thể như đợt dịch tả heo Châu Phi phức tạp và khó kiểm soát. Dù đã dốc cứ nhưng vẫn ảnh hướng nghiêm trọng.
Để hạn chế được những điều này thì cần có sự đầu tư lớn và động bộ từ tổ chức giáo dục nhận thức cho lực lượng lao động trong doanh trại, hệ thống vành đai an toàn sinh học nhiều bậc, quản lý chuỗi cung ứng và hệ thống vận tải, giao nhận hàng hóa, qui trình cách li sát trùng người và phương tiện,…
Bên cạnh đó nhiều trang trại còn có tình trạng “giấu dịch”, dẫn đến việc vô tình hay cố ý tiêu thụ súc vật đã nhiễm bệnh được “bán chạy dịch” này.
Ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa và quản lý bằng công nghệ 4.0
Các dự án nông trại với quy mô khủng gồm các thiết bị công nghệ, điều khiển tự động hóa ngày càng được đầu tư ở mức độ cao. Ngoài những mặt tích cực thì vẫn luôn có những tiêu cực đi kèm.
Nếu như không kịp thời chuẩn bị theo xu hướng này. Tình trạng thiếu lao động để đáp ứng cho các trang trại chăn nuôi công nghệ cao là điều khó tránh khỏi.
Xuất nhập khẩu thịt và các sản phẩm chăn nuôi
Việc hội nhập và giao thương hàng hóa, trong đó có sản phẩm chăn nuôi, giữa Việt Nam và cộng đồng thế giới là xu hướng tất yếu. Các dòng thuế nhập khẩu theo lộ trình đang và sẽ còn giảm sâu xuống, nếu doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi không chuẩn bị các giải pháp ứng xử phù hợp thì rất nhiều ngành hàng, đặc biệt ngành hàng nông sản và chăn nuôi sẽ bị tổn thương ít hay nhiều trong quá trình hội nhập.
>>> Xem thêm: Các loại thức ăn chăn nuôi
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách