BMS là gì? Cấu trúc hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS đang được nhiều chủ đầu tư, ban quản trị tòa nhà sử dụng để kiểm soát được chất lượng của tòa nhà. Để hiểu rõ hơn về hệ thống này từ cấu trúc, chức năng cho đến lợi ích mà chúng đem lại thì hãy cùng Thuận Nhật tham khảo qua bài viết sau đây nhé.

1. BMS là gì?

BMS (Building Management System) được dịch sang tiếng Việt là “Hệ thống quản lý tòa nhà” cho phép điều khiển và quản lý mọi hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà từ hệ thống điện, điều hòa thông gió, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, cảnh báo môi trường, báo cháy – chữa cháy,…

Mục đích chính của hệ thống này là đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trong tòa nhà được chính xác, kịp thời, hiệu quả. Tiết kiệm được năng lượng và chi phí vận hành.

Hệ thống quản lý tòa nhà BMS là hệ thống đồng bộ theo thời gian thực, gồm các bộ vi xử lý trung tâm, phần mềm, phần cứng, các thiết bị ra vào, các bộ vi xử lý, cảm biến được điều khiển qua các ma trận điểm.

BMS là gì?

2. Cấu trúc hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Một hệ thống quản lý tòa nhà BMS hoàn chỉnh sẽ gồm có 4 cấp như sau:

Cấp chấp hành

Cấp chấp hành bao gồm:

  • Các thiết bị thu thập dữ liệu (đầu vào) như hệ thống cảm biến, camera, đầu thẻ…
  • Các thiết bị vận hành (đầu ra) như quạt, điều hòa, đèn, còi, chuông, loa, máy bơm, van, động cơ…

Hệ thống tiếp nhận dữ liệu từ các thiết bị đầu vào, sau đó các cấp cao hơn sẽ xử lý thông tin, chuyển đổi dữ liệu thành lệnh và thay đổi các trạng thái hoạt động của thiết bị đầu ra tương ứng.

Cấp điều khiển

Cấp điều khiển thường là các bộ điều khiển như bộ điều khiển kỹ thuật số DDC, bộ điều khiển lập trình PLC, bộ điều khiển tự động hóa khả trình PAC,…

Trong hệ thống quản lý tòa nhà BMS, cấp điều khiển có nhiệm vụ tiếp nhận dữ liệu từ thiết bị đầu vào ở cấp chấp hành. Sau đó dùng các thuật toán để xử lý dữ liệu, chuyển đổi thành lệnh rồi đưa lại cấp chấp hành.

Cấp điều khiển có khả năng thay con người xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Điều chỉnh hoạt động thiết bị thuộc cấp chấp hành phù hợp với điều kiện thực tế.

Cấp điều khiển giám sát

Cấp điều khiển giám sát chủ yếu là máy tính PC có màn hình hiển thị màu, đóng vai trò là phương thức giao tiếp giữa hệ thống và các nhân viên vận hành.

Cấp điều khiển giám sát hỗ trợ con người trong việc cài đặt các ứng dụng, theo dõi, giám sát và cảnh báo về các tình huống bất thường thông qua các giao thức như đồ thị dữ liệu, bảng biểu, báo cáo tự động định kỳ,…

Cấp quản lý

Trong hệ thống BMS thì đây là cấp cao nhất, cấp này có thể theo dõi, giám sát, điều hành và ra lệnh cho bất cứ điểm nào trong toàn bộ hệ thống.

Cấp quản lý có chức năng chính là thu thập, lưu trữ và xử lý các dữ liệu. Sau đó, hệ thống tạo ra các báo cáo phục vụ cho quá trình quản lý và khai thác hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hiệu quả, bền vững.

Cấu trúc hệ thống quản lý tòa nhà BMS

3. Chức năng của hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Chức năng lớn nhất của hệ thống này chính là giúp giải phóng sức lao động của con người, nâng cao hiệu quả hoạt động trong việc vận hành quản lý tòa nhà

Cụ thể, thì chúng có chức năng:

  • Hệ thống điều hòa không khí: giám sát hoạt động của hệ thống điều hòa, điều chỉnh nhiệt độ theo từng khu vực dựa vào cài đặt hoặc điều kiện thực tế mỗi khu vực.
  • Hệ thống thông gió: điều khiển việc bật/tắt của hệ thống thông gió dựa theo tín hiệu cảm biến.
  • Hệ thống camera an ninh: tiếp nhận dữ liệu, lưu trữ, quản lý các hình ảnh/video ghi nhận từ hệ thống camera và đưa ra cảnh báo.
  • Hệ thống điều khiển chiếu sáng: hỗ trợ việc bật/tắt hệ thống đèn tại các khu vực công cộng theo lập trình được cài đặt trước đó.
  • Hệ thống đo đếm năng lượng: Theo dõi, giám sát và ghi nhận các thông tin về hoạt động tiêu thụ năng lượng của tòa nhà được truyền về. BMS sẽ lưu trữ, xử lý và thiết lập các cảnh báo, báo cáo về tình trạng tiêu thụ năng lượng.
  • Hệ thống thang máy: kiểm soát, theo dõi trạng thái vận hành của thang máy để kịp thời phát hiện và thông báo các vấn đề.
  • Hệ thống điện: theo dõi, giám sát, ghi nhận các thông tin về hoạt động tiêu thụ năng lượng của tòa nhà được truyền về.
  • Hệ thống báo cháy: kết nối trực tiếp với với hệ thống báo cháy, nắm bắt được tình trạng hoạt động của toàn bộ các thiết bị và cảnh báo của hệ thống báo cháy.
  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt: điều khiển, giám sát chặt chẽ lượng nước trong bể, hệ thống bơm, hệ thống van cấp nước trong tòa nhà, bật tắt máy bơm tổng theo cài đặt tự động.

Chức năng của hệ thống quản lý tòa nhà BMS

4. Lợi ích của hệ thống quản lý tòa nhà BMS

  • Đơn giản hóa, tự động hóa vận hành các thủ tục, chức năng có tính lặp đi lặp lại
  • Giúp quản lý các thiết bị trong tòa nhà tốt hơn nhờ vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, hệ thống tự động báo cáo cảnh báo và các chương trình bảo trì bảo dưỡng.
  • Giảm bớt các sự cố, khi có sự cố xảy ra sẽ có phản ứng nhanh hơn với các yêu cầu của khách hàng.
  • Giảm bớt các chi phí năng lượng dựa vào tính năng quản lý tập trung điều khiển và quản lý năng lượng
  • Giảm chi phí nhân công và thời gian đào tạo nhân viên vận hành. Cách sử dụng hệ thống quản lý tòa nhà BMS dễ hiểu, được thể hiện trực quan trên máy tính, dễ dàng sử dụng.
  • Việc nâng cấp cũng dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc lập trình theo nhu cầu, kích thước, tổ chức và các yêu cầu mở rộng khác nhau.

Lợi ích của hệ thống quản lý tòa nhà BMS

5. Ứng dụng hệ thống quản lý tòa nhà BMS

Trong đời sống công nghiệp hóa – hiện đại hóa phát triển vượt bậc như hiện nay, Việt Nam cũng có một trong những quốc gia đã có bước tiến dài đạt được nhiều thành công về các lĩnh vực kinh tế.

Một trong những thành công lớn không thể không kể đến đó là qui mô đô thị hóa và những công trình kiến trúc đồ sộ mọc lên khắp nơi.

Trước sự phát triển đó, những tòa nhà mọc lên ngày càng nhiều, việc kiểm định chất lượng tòa nhà cũng được chú trọng. Việc sử dụng hệ thống quản lý tòa nhà BMS đang là phương pháp hiệu quả nhất để thực hiện điều này, thường ứng dụng trong:

  • Các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, ngân hàng, công ty bảo hiểm.
  • Các toà nhà hành chính công cộng.
  • Các toà nhà dược phẩm, bệnh viện.
  • Các nhà ga tàu, tàu điện ngầm.
  • Các khách sạn, nhà hàng, nhà ăn.
  • Các trường đại học, trường phổ thông.
  • Các trung tâm điện thoại, giải trí, truyền hình.
  • Các nhà máy điện.
  • Các sân bay, trung tâm thông tin…

Ứng dụng hệ thống quản lý tòa nhà BMS

>>> Ứng dụng: Tổng quan về hệ thống điều khiển

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.