Vai trò của khoáng chất trong thức ăn chăn nuôi

Vai trò của khoáng chất trong thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản, năng suất và phẩm chất của vật nuôi. Vậy có bao nhiêu loại khoáng chất trong thức ăn chăn nuôi là cần thiết. Hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Khoáng chất là gì?

Trong bối cảnh dinh dưỡng, khoáng chất là một nguyên tố hóa học cần thiết như một chất dinh dưỡng thiết yếu của các sinh vật để thực hiện các chức năng cần thiết cho sự sống.

Khoáng chất có vai trò quan trọng trong đời sống vật nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi tập trung, thâm canh luôn sử dụng thức ăn công nghiệp. Việc bổ sung khoáng chất cho đàn vật nuôi là điều cần thiết để có được hiệu quả chăn nuôi cao.

Có thể khẳng định rằng ngoài các thành phần dinh dưỡng của thức ăn, việc sử dụng các chất khoáng theo một tỷ lệ thích hợp cũng là một trong những bí quyết công nghệ, quyết định đến chất lượng, sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Khoáng chất là gì?

2. Tác dụng của khoáng chất đối với vật nuôi

Khoáng chất có chức năng cực kỳ đa dạng đối với cơ thể vật nuôi, chúng tham gia vào cấu trúc bộ khung xương cơ thể và điều hòa các tế bào khác trong cơ thể. Chất khoáng duy trì áp suất thẩm thấu, cân bằng Acid – Kiềm trong và ngoài cơ thể.

Khoáng chất được chia làm 2 loại: Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.

  • Khoáng đa lượng: thường tính hàm lượng phần trăm hoặc gam/kg thức ăn
  • Khoáng vi lượng: thường được tính hàm lượng theo phần trăm.

Có khoảng trên dưới 40 chất khoáng tham gia vào quá trình trao đổi chất với có thể động vật, trong đó có đến 22 khoáng chất được cơ thể động vật cần tới.

Mặc dù hầu hết các chất khoáng tìm thấy trong tự nhiên đều có mặt trong các mô của động vật vì chúng có trong thức ăn nhưng không phải chất khoáng nào cũng có vai trò trong trao đổi chất của cơ thể.

Chất khoáng còn tham gia cấu trúc Protein chức năng như : Hemoglobin, myoglobin, các enzyme, kích thích tố (hormone) để xúc tác điều khiển các phản ứng sinh học luôn xảy ra trong cơ thể vật nuôi.

Trong chăn nuôi quãng canh, con giống có năng suất thấp, chăn nuôi chăn thả nên ít khi có vấn đề thiếu hay thừa chất khoáng. Ngược lại trong chăn nuôi công nghiệp, người ta sử dụng con giống có năng suất cao và nuôi trong chuồng, cho ăn thức ăn công nghiệp chế biến sẵn. Sự thiếu hay thừa gây rối loạn trao đổi chất khoáng rất dễ xảy ra, ảnh hưởng xấu đến kết quả chăn nuôi.

Tác dụng của khoáng chất đối với vật nuôi

3. Tác hại của việc thiếu chất khoáng ở vật nuôi

Như đã nói ở trên thì khoáng chất trong thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng sinh trưởng. Tuy nhiên để hiểu được vì sao chung quan trọng thì trước tiên hãy cùng xem những tác hại của việc nếu như thiếu đi chất khoáng đối với vật nuôi nhé. 

Khi thiếu hụt chất khoáng so với nhu cầu, vật nuôi bị ảnh hưởng xấu, trước tiên là sức khỏe, sau đó là năng suất và phẩm chất của vật nuôi.

Tùy theo từng loại chất khoáng thiếu hụt mà vật nuôi có những biểu hiện khác nhau như:

  • Đối với giống đực: Trong các chất khoáng, ngoài Ca, P, Na, Cl, Fe, Cu, Co, I thì Zn và Mn có ảnh hưởng rất rõ rệt đếnphẩm chất tinh dịch. Bò đực nếu thiếu Mn thì mật độ và sức sống tinh trùng giảm, thiếu Zn thì sự sản sinh tinh trùng không bình thường.
  • Đối với gia súc mang thai: Ca, P là hai nguyên tố đa lượng rất cần thiết để tạo bộ xương của thai và duy trì sức khoẻ của con mẹ. Loài nhai lại cần cung cấp P nhiều hơn Ca. Trâu bò kém sinh sản do thiếu P là tình trạng khá phổ biến vì trong thức ăn thô xanh thường có nhiều Ca và thiếu P.
  • Đối với động vật cho sữa: Sau khi đẻ, heo và bò sữa cao sản phát sinh hiện tượng cân bằng âm về Ca. Trong khi đó, sản lượng sữa tiết ra rất lớn, lượng Ca trong sữa càng nhiều. Nếu Ca trong thức ăn không đủ, gia súc cái sẽ phải huy động Ca trong xương làm cho xương mềm, xốp, dễ gãy hoặc biến dạng, thậm chí vỡ xương chậu ở bò sữa cao sản dẫn tới làm giảm sản lượng sửa, giảm sức khoẻ gia súc cái.
  • Đối với gia cầm đẻ trứng: Khoáng rất cần cho gia cầm đẻ nên nhu cầu thường rất cao. Canxi cao hơn 2-3 lần bình thường và nhu cầu tối thiểu là 3g/ngày.

Tác hại của việc thiếu chất khoáng ở vật nuôi

4. Vai trò của từng loại khoáng chất trong thức ăn chăn nuôi

Dưới đây là những khoáng chất trong thức ăn chăn nuôi đang được sử dụng phổ biến và quan trọng nhất, ngoài những chất dưới đây còn vô vàn những khoáng chất khác cần thiết cho vật nuôi.

Khoáng chất Vai trò Dấu hiệu thiếu hụt

Kẽm/

Zinc

  •  Tổng hợp đạm
  • Tiêu hóa Vitamin A
  • Tính toàn vẹn của mô biểu mô
  • Hệ thống miễn dịch
  • Sinh sản
  • Da và móng guốc bất thường
  • Các vấn đề về xương khớp
  • Chữa lành vết thương kém
  • Các vấn đề về khả năng sinh sản

Mangan/

Manganese

  • Tổng hợp xương và sụn
  • Hệ thống Enzyme
  • Sinh sản
  • Đáp ứng miễn dịch
  • Sự phát triển bất thường của xương và khớp
  • Suy giảm khả năng tạo hoặc hồi phục sụn khớp
  • Bất thường về da, lông và móng guốc
  • Những thách thức về sinh sản

Đồng/

Copper

  • Tổng hợp và duy trì collagen
  • Chức năng enzyme
  • Sự trưởng thành của tế bào hồng cầu
  • Sinh sản
  • Đáp ứng miễn dịch
  • Bệnh xương khớp
  • Các vấn đề về gân và dây chằng
  • Màu lông kém
  • Mất phôi sớm
Coban/

Cobalt

  • Động vật nhai lại cần thiết vi khuẩn trong ruột tổng hợp Vitamin B12
  • Cần cho lên men chất xơ bởi vi khuẩn
  • Mức vitamin B12 thấp
  • Tăng trưởng kém
  • Điểm thể trạng thấp
Sắt Iron
  • Vận chuyển oxy trong hemoglobin
  • Thiếu máu là giai đoạn cuối của tình trạng thiếu sắt
  • Có thể do mất máu
Selen/

Selenium

  • Thành phần Glutathione Peroxidase
  • Chuyển hóa hormone tuyến giáp
  • Đáp ứng miễn dịch
  • Chuột rút cơ bắp
  • Khả năng chịu đựng căng thẳng kém
  • Suy giảm khả năng miễn dịch
  • Thành tích thấp
I ốt/

Iodine

  • Tổng hợp hormone tuyến giáp
  • Điều nhiệt
  • Tuyến giáp phình to; bướu cổ
  • Rụng lông và da khô có vảy

>>> Xem thêm: HỆ THỐNG PREMIX THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.