Tự động hóa – Tư duy công nghiệp

Thúc đẩy sản xuất bằng công nghệ tiên tiến mọi thứ được liên kết với nhau một cách liền mạch và toàn diện. Khi đó các giải pháp tự động hóa phù hợp với mọi lĩnh vực đem lại hiệu quả vượt trội…

Công nghệ tự động hóa từ khi xuất hiện luôn là giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất, sự nhất quán đầu cuối tạo nên chuỗi giá trị… bởi những lợi ích nó đem lại.

Tự động hóa – Tư duy công nghiệp
Tự động hóa – Tư duy công nghiệp

1. Tự động hóa xu hướng 2020+


Ban đầu tự động hóa xuất hiện với mục đích là tăng năng suất bởi máy móc có thể thay thế con người hoạt động 24/24, đồng thời cắt giảm nhân sự… Thế nhưng sự phát triển chóng mặt của công nghệ đã khiến xu hướng tự động hóa sản xuất trong công nghiệp tiến thêm bước mới đó là tăng cường về chất lượng và đáp ứng mọi yêu cầu trong quy trình sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất việc chuyển đổi số hòa là điều tất yếu để có thể tồn tại và nâng cao mức cạnh tranh trên thị trường. Bởi khi thực hiện quy trình sản xuất tự động sẽ đem lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp.

  • Rút ngắn thời gian sản xuất, kịp tiến độ sản xuất và đưa sản phẩm nhanh chóng tới người tiêu dùng
  • Tăng năng suất
  • Cải tiến chất lượng, đây là điều thiết yếu đối với khách hàng. Vì thế tự động hóa có thể sản xuất với chất lượng đồng nhất, đảm bảo sự hài lòng về sản phẩm
  • Tăng hiệu quả, tăng thế cạnh tranh trên thị trường
  • Thu thập được thông tin có độ chính xác cao
  • Độ tùy biến cao, hạn chế rủi ro, an toàn lao động…

Như vậy có thể thấy những giá trị mà công nghệ tự động hóa đem lại là vô cùng, tùy vào cách tận dụng /thay đổi của mỗi doanh nghiệp để bắt đầu quá trình số hóa tạo nên chuỗi giá trị của chính mình.

Thực tế cho thấy việc chuyển đổi số hóa đem lại những lợi ích không hề nhỏ, tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Bởi ngoài cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc, doanh nhiệp cần đầu tư và đào tao thêm nhân công…

2. Tư duy công nghiệp 4.0


Thông thường trong dây chuyền sản xuất đa phần các công việc vẫn được thực hiện bởi con người. Đó chính là bước thứ hai sau phần cơ giới hóa trong quá trình hiện đại hóa công nghiệp.

Thế nhưng cuộc cách mạng công nghiệp đem lại khả năng xử lý thông minh. Hệ thống sản xuất ngày càng được mở rộng nhờ khả năng kết nối và trao đổi thông tin giữa các hệ thống IT và OT… và trở thành xu hướng thay đổi nhanh chóng ngành tự động hóa công nghiệp truyền thống.

Số hóa thực sự đã trở thành làn sóng mạnh mẽ trên toàn cầu, hầu như các ông lớn trong ngành tự động hóa đều đang chuyển dịch mô hình kinh doanh sang DIGITALIZATION (số hóa) như: Schenider, Siemens, GE,…

Hệ thống SCADA trong kim tự tháp tự động hóa từ ISA – 95 (IEC 62264-3)
Hệ thống SCADA trong kim tự tháp tự động hóa từ ISA – 95 (IEC 62264-3)

Trong hệ thống tự động hóa quy trình sản xuất luôn được theo dõi và báo cáo một cách chính xác. Cụ thể là những máy tính đơn giản được thiết lập hỗ trợ điều khiển hệ thống đó là các bộ Programmable Logic Controller hay được gọi tắt là PLC. Chúng được thiết lập những thuật toán điều khiển Logic thông tin sẽ được cung cấp từ các hệ thống cảm ứng (Sensor) hoặc từ các trạm HMI…

Một hệ thống phức tạp cần một hệ thống thu thập lại thông tin, phân tích và xử lý… và đó chính là mô hình SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition). Một mô hình tự động hóa hoàn chỉnh sẽ được gọi là OT (Operation Technology).

Tự động hóa hiện nay đối với các doanh nghiệp có các hệ thống xử lý dữ liệu như ERP, PLM hay MES…

Có thể thấy rằng tự động hóa mở ra những cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp, chúng không chỉ có khả năng phản ứng trước những thông tin mà còn có khả năng dự đoán sự kiện trước khi xảy ra.

Như vậy sự phát triển của Internet Of Things và cuộc cách mạng 4.0 đã khiến ngành tự động hóa có một bước tiến đầy ấn tượng, đi cùng với nó là những thách thức lớn đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp. Vì thế lựa chọn xu hướng phát triển, áp dụng hệ thống sản xuất hợp lý luôn cần những lựa chọn thông minh…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.