TQM là gì? Áp dụng tqm vào doanh nghiệp

TQM là gì? Ngày nay các doanh nghiệp đang dần áp dụng TQM cho doanh nghiệp của mình, TQM đã giúp cho các doanh nghiệp nâng cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nguyên tắc của toàn bộ hệ thống. Hãy cùng tìm hiểu về TQM là gì? qua bài viết sau nhé.

TQM là gì?

TQM được viết tắt từ Total Quality Management được hiểu là quản lý chất lượng toàn diện. Đây là một phương pháp dùng để quản lý một tổ chức, doanh nghiệp, định hướng chất lượng với sự tham gia của mọi thành viên. Nhằm đem lại sự thỏa mãn của khách hàng và lợi ích của các thành viên công ty và của xã hội. TQM là một bước cải tiến so với những phương pháp cũ trước đây. TQM cung cấp một hệ thống toàn diện về phương diện quản lý, sử dụng các công cụ khoa học kỹ thuật và các phương pháp tiếp thị thị trường để cải tiến mọi khía cạnh liên quan đến chất lượng.

TQM là gì?
TQM là gì?

Một hệ thống TQM sẽ bao gồm 3 yếu tố:

T: Total là sự đồng bộ, toàn diện, đáp ứng được nhu cầu cho toàn bộ doanh nghiệp.

Q: Quality là chất lượng được dựa trên nguyên tắc 3P

  • P1 ( Performance ): Hiệu năn phụ thuộc vào chỉ tiêu kỹ thuật.
  • P2 ( Price ): Gía mua và chi phí sử dụng
  • P3 ( Punctuality): Sản xuất và giao hàng đúng lúc.

M: Management bao gồm quản lý và quản trị

  • P (Planing): Hoạch địch, thiết kế kế hoạch.
  • O (Oraganizing): tổ chức.
  • L ( Leading): là bộ phận dẫn đầu đưa ra quyết định để chỉ đạo thực hiện.
  • C ( Controlling): kiểm soát và quản lý nguồn công việc.

Nội dung TQM

Phần đầu bài viết là khái niệm cơ bản về TQM Là gì?  Tuy nhiên để một hế thống TQM hoạt động thì các hoạt động của chúng phải tuân theo 12 điểm mấu chốt dưới đây, đây cũng là trình tự để một doanh nghiệp có thể xây dựng nên hệ thống TQM:

  • Nhận thức: nắm bắt và hiểu rõ được hết những khái niệm và nguyên tắc trong quản lý, xác định được vai trò và vị trí của hệ thống TQM trong 1 doanh nghiệp.
  • Cam kết: Các lãnh đạo, các cấp quản lý cũng như toàn thể nhân viên phải cam kết theo đuổi bền bỉ các chương trình và mục tiêu về chất lượng.
  • Tổ chức: Sắp xếp năng lực vào đúng vị trí và phân định rõ ràng trách nhiệm của từng người.
  • Đo lường: Đưa ra đánh giá và nhận xét về những cải tiến, hoàn thiện chất lượng. Xem xét những chi phí hoạt động không mang lại chất lượng gây ra.
  • Hoạch định chất lượng: Đưa ra những mục tiêu và yêu cầu về chất lượng.
  • Thiết kế chất lượng: Thiết kế chi tiết công việc, sản phẩm, dịch vụ. Là cầu nối giữa bộ phận marketing và các chức năng tác nghiệp.
  • Hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng các chính sách, phương pháp về chất lượng và hoàn thành quy trình để quản lý quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
  • Phương pháp thống kê: Theo dõi quá trình và vận hành hệ thống chất lượng bằng phương pháp thống kê.
  • Tổ chức các nhóm chất lượng: Là yếu tố để hệ thống TQM hoạt động cải tiển và hoàn thiện chất lượng công việc và chất lượng sản phẩm.
  • Hợp tác nhóm: giúp các cá nhân có được sự tự do trao đổi ý kiến và hiểu được kế hoạch và mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Đào tạo, tập huấn: giúp các thành viên tăng khả năng nhận thức và kỹ năng công việc.
  • Lập kế hoạch thực hiện TQM: Lập kế hoạch theo từng phần một để thích nghi với hệ thống, dần tiếp cận và tiến tới áp dụng toàn bộ TQM.

Áp dụng TQM vào doanh nghiệp

1. Những hạn chế của TQM đối với doanh nghiệp Việt Nam

Hệ thống TQM đã được gia nhập vào Việt Nam từ 20 năm về trước, tuy nhiên hiện nay số lượng sử dụng TQM ở Việt Nam vẫn đang còn hạn chế. Chủ yếu được đầu tư tại các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Theo như khảo sát thì 4 yếu tố khiến hệ thống này chưa được phổ biến là:

  • Hạn chế về ban lãnh đạo: Các nhà quản lý vẫn chưa nắm được hết về quản lý chất lượng và công cụ quản lý chất lượng. Khó tiếp cận và xây dựng hệ thống vì chưa tìm hiểu rõ.
  • Hạn chế về tài chính: Để xây dựng được hệ thống này các doanh nghiệp buộc phải đầu tư vào các hoạt động tư vấn, đào tạo, tổ chức thực hiện và các phần mềm trợ giúp,…
  • Hạn chế về thói quen người lao động: để thực hiện hệ thống TQM cần phải có sự tham gia của các thành viên. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế như khả năng làm việc nhóm, khả năng độc lập, quá trình trao đổi, đóng góp ý kiến,…
  • Hạn chế về công cụ sản xuất: Một số doanh nghiệp vẫn đang còn hạn chế về công cụ sản xuất, vẫn còn một số quy mô truyền thống hoặc bán tự động hóa.

2. Các bước áp dụng TQM cho doanh nghiệp

Kiểm tra công tác quản lý: Kiểm soát lại các hoạt động quản lý, nắm rõ các quy trình đang hoạt động trong doanh nghiệp. Định hình lại phương hướng và mục tiêu doanh nghiệp hướng tới từ những quy trình nhỏ nhặt cho đến giai đoạn thiết kế và triển khai, cải tiến.

Xác định mục tiêu chất lượng: Thông qua các yếu tố định lượng như phép tính, biểu đồ, số lượng, đồ thị,… đưa ra đánh giá và làm rõ mức độ hiệu quả của các hoạt động cải tiến.

Điều chỉnh quy trình: Xem xét kỹ càng các quy trình thực hiện trong doanh nghiệp, điều chỉnh chúng bằng các quy tắc, công cụ, kỹ năng của nhân viên. Doanh nghiệp có thể tiếp cận và thu nhập những phản hồi từ nhân viên, khách hàng, những xử lý đánh giá qua các tương tác với khách hàng để xây dựng được quy trình thích hợp hơn.

Đánh giá vai trò luồng thông tin: Tình hình của tổ chức sẽ được phản ánh qua những dữ liệu thu nhập được, do đó cần phải có nhận thức đúng đắn về những thông tin dữ liệu. Doanh nghiệp cần phải thu thập và phân tích chính xác và đầy đủ từ nhiều nguồn khác nhau. Để làm căn cứ đưa ra những quyết định cải tiến phù hợp.

Xây dựng niềm tin từ nhân viên: Đây là hoạt động dựa trên công sức của toàn thể nhân viên. Việc xây dựng niềm tin của nhân viên đối với những định hướng mà doanh nghiêp đặt ra cũng chính là những động lực cần thiết cho một doanh nghiệp có thể phát triển bền vững và toàn diện.

Bài viết trên là những kiến thức tổng hợp về TQM hy vọng sẽ mang lại những kiến thức đến cho các bạn.

Quản lý chất lượng trong sản xuất đối với doanh nghiệp.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.