Tìm hiểu về LM358 từ A-Z qua bài viết sau đây, các bạn cùng tham khảo nhé:
1. Tìm hiểu về LM358
LM358 là một IC, một bộ khuếch đại thuật toán chân cắm kép công suất thấp. Có ưu điểm hơn so với bộ khuếch đại thuật toán chuẩn trong các ứng dụng dùng nguồn đơn.
Các LM tương đương có thể sử dụng để thay thế là: LM258, LM2904, LM324.
Thông số kỹ thuật:
- Model: 14 chân, xuyên lỗ.
- Điện áp: 3 – 32V với nguồn đơn, 1.5 – 16V đối với nguồn đôi.
- Dải nhiệt độ hoạt động từ 0 đến 70 độ C.
- Độ lợi khuếch đại DC 100 Db
- Điện áp ngõ ra từ 0V đến VCC (+) – 1.5V.
Chức năng của LM358:
- Hai opamp có độ lợi cao trong một gói duy nhất, cả hai opamp có thể vận hành từ một nguồn điện duy nhất.
- Độ lợi DC của IC là 100dB.
- Có thể vận hành dễ dàng với nguồn điện rộng từ 3V đến 30V.
- Cũng có thể hoạt động với nguồn điện kép, từ ± 1,5V đến ± 15V.
- Dòng hoạt động rất thấp chỉ khoảng 500uA.
- Băng thông 1MHz đủ rộng cho loại vi mạch này.
- Dễ dàng kết hợp với các bộ vi điều khiển và thiết bị logic.
- Nhờ cấu trúc sơ đồ chân theo tiêu chuẩn, nên nó có thể dễ dàng được thay thế bằng các opamp khác.
- Bảo vệ ngắn mạch bên trong.
2. Sơ đồ chân LM358
LM358 gồm có 8 chân opamp có nhiều gói khác nhau. Dưới đây là sơ đồ chân của chúng.
Số chân | Tên chân | Mô tả |
1 | Output A – OUT A | Đầu ra của phần A (phần thứ nhất) hay opamp 1. |
2 | Inverting Input A – IN 1 (-) | Đầu vào đảo ngược của phần A (phần thứ nhất) của IC hay opamp 1. |
3 | Non Inverting Input A – IN 1 (+) | Đầu vào không đảo ngược của phần A (phần thứ nhất) của IC hay opamp 1. |
4 | Ground – GND | Nối mass/ chân âm cho cả 2 opamp. |
5 | Non Inverting Input B – IN 2 (+) | Đầu vào không đảo ngược của phần B (phần thứ nhất) của IC hay opamp 2. |
6 | Inverting Input B – IN 2 (-) | Đầu vào đảo ngược của phần B (phần thứ nhất) của IC hay opamp 2. |
7 | Output B – OUT B | Đầu ra của phần B (phần thứ nhất) hay opamp 2. |
8 | Vcc | Chân dương của cả hai phần hay 2 opamp của IC. |
3. Ứng dụng vi mạch LM358
Mạch cảm biến ánh sáng:
Mạch cảm biến sánh sáng sử dụng IC LM358 như một bộ so sánh. Một LED được nối với chân đầu ra 1 là đầu ra của opamp 1 hoặc phần A. Để điều chỉnh được độ nhạy của mạch nên sử dụng biến trở 20K.
Mạch cảm biến bóng tối:
Mạch cảm biến bóng tối sử dụng IC LM358 gần giống như mạch cảm biến ánh sáng bên trên. Nhưng khác nhau ở chỗ, mạch cảm biến ánh sáng chân giữa biến trở được nối với chân 2 hay đầu vào đảo ngược của phần A. Lúc này mạch sẽ tạo đầu ra của phần A ở mức cao khi có bóng tối hoàn toàn hoặc ánh sáng yếu. Nên sử dụng biến trở 20K.
4. Cách sử dụng IC LM358
Nếu chúng ta muốn sử dụng chúng để làm bộ so sánh thì ta có thể cấp điện từ 3V đến 32V. Nếu muốn sử dụng làm bộ khuếch đại thuật toán thì sử dụng điện áp ±1,6V đến ± 16V.
Chân 8 là đầu vào nguồn điện chính. LM358 chứa hai bộ khuếch đại thuật toán, đầu vào của bộ khuếch đại đầu tiên là chân 2 và chân 3 đầu ra là chân 1, bộ khuếch đại thứ hai là chân 5 chân 6 là đầu vào chân 7 là đầu ra.
>>> Tham khảo: RS485 là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động RS485
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách