Tester là gì? Software tester là gì? Hãy cùng Thuận Nhật theo dõi bài viết này để hiểu sâu hơn về các khái niệm này nhé.
1. Testing là gì?
Testing hay được hiểu là kiểm thử, đây là quá trình đánh giá một hệ thống hay các thành phần của nó với mục đích tìm xem liệu hệ thống có đáp ứng các yêu cầu đã được chỉ định hay không. Nói một cách đơn giản hơn, kiểm thử được thực hiện trên một hệ thống để xác định bất kỳ lỗ hổng, các lỗi hay các yêu cầu đang bị thiếu hay trái ngược với các yêu cầu thực tế được đề ra.
Có hai loại Testing được sử dụng hiện nay:
- Kiểm thử thủ công: là các tester sẽ thực hiện các công việc hoàn toàn bằng tay, từ các công đoạn viết test case cho đến thực hiện test,… Hiện nay, phần lớn các công ty, các tổ chức phần mềm, hoặc các nhóm làm phần mềm đều thực hiện kiểm thử thủ công là chủ yếu.
- Kiểm thử tự động: là việc thực hiện kiểm thử phần mềm bằng một chương trình đặc biệt. Công cụ kiểm thử tự động có thể lấy các dữ liệu từ file bên ngoài (excel, csv…) nhập vào ứng dụng, so sánh kết quả mong đợi (từ file excel, csv…) với kết quả thực tế sau đó xuất ra báo cáo kết quả kiểm thử.
2. Tester là gì?
Tester hay còn gọi người kiểm thử, họ là những người có nhiệm vụ tìm ra lỗi của phần mềm, phụ thuộc vào quy trình và các bên liên quan trong dự án. Họ thường là người tham gia hoặc chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc xác định các điều kiện thử nghiệm và tạo ra các thiết kế thử nghiệm, trường hợp thử nghiệm, đặc tả quy trình thử nghiệm và dữ liệu thử nghiệm.
Có thể nói mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của các Tester là tìm ra được các lỗi phần mềm – báo cáo – khắc phục lỗi. Thông thường, mỗi loại sản phẩm khác nhau đều có chức năng khác nhau, cái khó của nghề Tester là phải có kiến thức tổng quát để có thể trả về báo cáo kết quả hiệu quả nhất cho team.
Tester được chia thành hai hướng chính là:
- Manual testing: phù hợp với những bạn mới bắt đầu làm test, không cần quá nhiều các kiến thức về lập trình hay liên quan đến code. Tuy nhiên bạn cần phải nắm khá vững về các định nghĩa, kỹ thuật test manual và có tư duy tìm lỗi tốt.
- Automation testing: Automation test có thể nói là Dev trong Test, công việc chính là viết code để thực hiện việc kiểm tra một cách tự động và phần lớn thời gian sẽ làm việc với code như là một developer. Người làm automation sẽ không cần phải nắm sâu về các kiến thức test manual nhưng thay vào đó phải nắm rõ về các automation tools & frameworks cũng như có thể làm việc được trên nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java, C#, Python, AutoIT, C++ v.v
3. Software tester là gì?
Software Tester hay còn gọi là Software Testing, được dịch sang Tiếng Việt là “Kiểm thử Phần mềm” là một quá trình thực hiện một chương trình hoặc ứng dụng với mục đích tìm ra lỗi nằm trong phần mềm đó. Quá trình này được thực hiện nhằm mục đích tìm ra các lỗi trong phần mềm trước khi tung ra thị trường. Nếu không có quá trình này, phần mềm có thể hoạt động không như mong đợi hoặc gặp những trục trặc không đáng có.
Nó cũng có thể được xem là quá trình validating (xác thật) và verifying (xác minh) rằng một chương trình phần mềm hoặc ứng dụng hoặc sản phẩm:
- Đáp ứng các yêu cầu kinh doanh và kỹ thuật hướng dẫn thiết kế và phát triển của nó
- Hoạt động như mong đợi
- Có thể được thực hiện với cùng đặc tính.
Software Tester rất là rộng lớn và phức tạp, tùy vào từng mục đích và nhu cầu sẽ có những loại kiểm thử khác nhau. Nhưng thông thường sẽ được chia thành 3 loại kiểm thứ chính là:
Kiểm thử chức năng
Hay còn được gọi là Functional Testing là một loại kiểm thử hộp đen (black box) và test case của nó được dựa trên đặc tả của ứng dụng phần mềm/thành phần đang test. Các chức năng được test bằng cách nhập vào các giá trị và kiểm tra kết quả đầu ra, ít quan tâm đến cấu trúc bên trong của ứng dụng.
Kiểm thử phi chức năng
Còn có thể gọi là Non-Functional Testing hoặc Perpormance, chúng giống kiểm thử chức năng ở chỗ là thực hiện được ở mọi cấp độ kiểm thử,Kiểm thử phi chức năng xem xét các hành vi bên ngoài của phần mềm.
Kiểm thử bảo trì
Hay còn gọi là Maintenance testing – regression and maintenance với hoạt động chính và quan trọng trong việc kiểm thử bảo trì là việc phân tích các tác động. Từ việc phân tích sẽ quyết định được những phần nào của hệ thống có thể bị ảnh hưởng không mong muốn. Phân tích rủi ro sẽ giúp quyết định được nơi cần tập trung kiểm thử hồi quy.
>>> Xem thêm: Unit Test là gì? ứng dụng và vai trò
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách