Đèn năng lượng mặt trời – Lợi ích và cấu tạo

Nền công nghiệp chiếu sáng và điện năng đang phát triển mạnh mẽ nhờ biết cách tận dụng lượng bức xạ mặt trời để cải biến thành nguồn năng lượng hữu ích. Trong đó sử dụng nguồn năng lượng mặt trời dần phổ biến nhất là đèn. Vậy đèn năng lượng mặt trời là gì? Có những loại nào? Lắp đặt như thế nào và nên mua ở đâu?

1. Đèn năng lượng mặt trời là gì?

Đèn năng lượng mặt trời còn được gọi là đèn năng lượng, là một hệ thống chiếu sáng bao gồm đèn LED, tấm pin mặt trời, pin, bộ điều khiển, sạc và trong 1 vài trường hợp cũng có thể có một biến tần.

đèn năng lượng mặt trời
Đèn năng lượng mặt trời

Đèn hoạt động bằng cách chuyển hóa quang năng từ ánh sáng mặt trời thành điện năng, sau đó bộ điều khiển của đèn sẽ nạp năng lượng vào Pin (quá trình này sẽ mất từ 6 – 8 tiếng), sau khi điện được nạp đầy. Đèn sẽ phát sáng trong khoảng thời gian từ 8 -12 tiếng liên tục (kể cả trong những ngày mưa, không có ánh sáng mặt trời).

2. Lợi ích của đèn năng lượng mặt trời

Đèn năng lượng mặt trời đang ngày càng được sử dụng phổ biến nhờ những lợi ích mà nó mang lại:

#1. Tiết kiệm điện năng, chí phí sửa chửa, bảo dưỡng

Lợi ích nổi bật nhất của đèn năng lượng mặt trời chính là không tốn tiền điện hàng tháng. Bạn có thể thoải mái sử dụng, thắp sáng cả đêm mà không lo tiền điện tăng.

Hơn nữa, đèn năng lượng mặt trời còn có tuổi thọ cao gấp nhiều lần so với bóng đèn thường, từ 50.00h-80.000h (khoảng trên 10 năm), giúp giảm được chi phí sữa chữa và bảo dưỡng đèn.

#2. Chống nước, mưa, bụi

Các dòng đèn năng lượng mặt trời đều đạt tiêu chuẩn cao về bảo vệ sự xâm nhập của bụi và nước từ IP55 đến IP67, có thể thoải mái sử dụng ngoài trời mà không lo ảnh hưởng đến hoạt động của đèn.

#3. Lắp đặt và sử dụng dễ dàng

Loại đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời không cần mắc dây điện, nguồn điện nên bạn có thể lắp đèn ở mọi vị trí. Chị em phụ nữ hoàn toàn có thể tự lắp đặt với vài thao tác đơn giản mà không cần lo lắng đến vấn đề nối dây điện.

3. Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời

Đèn năng lượng mặt trời có thiết kế đa dạng, phong phú, nhiều công suất và kích thước khác nhau, tuy nhiên về cơ bản vẫn bao gồm những thành phần chính sau:

#1. Tấm pin sạc

Tấm pin sạc hay còn gọi tấm pin mặt trời là một trong những bộ phận quan trọng của đèn năng lượng mặt trời. Tấm pin sạc này được làm từ các tế bào quang điện Photovoltaic (PV) có chức năng hấp thụ nguồn năng lượng mặt trời vào ban ngày.

Tấm pin này được điều chỉnh hướng trực tiếp với ánh sáng mặt trời để hấp thụ năng lượng nhiều nhất.

Cấu tạo của tấm pin sạc khá gọn nhẹ, với tuổi thọ sử dụng cao trên 20 năm nên được sử dụng để làm đèn đường nông thôn, đèn chiếu sáng công viên.

#2. Ắc quy:

Bộ phận này dùng để lưu trữ nguồn điện năng đã chuyển hóa từ năng lượng mặt trời.

#3. Bộ điều khiển:

Khi ắc quy lưu trữ đầy đủ nguồn năng lượng, bộ phận này có nhiệm vụ ngắt dòng điện để tránh nguồn điện năng trở nên quá tải xảy ra hiện tượng cháy nổ. Ở bộ phận này còn có một chức năng quan trọng, đó là cảm biến ánh sáng, giúp cho đèn năng lượng mặt trời nhận biết chỉ nhận ánh sáng (sạc) ban ngày và đèn chiếu sáng vào ban đêm.

#4. Đèn LED:

Là các chip LED cao cấp tạo nên ánh sáng dễ chịu và an toàn. Cường độ ánh sáng của đèn LED có thể chiếu trên phạm vi rộng lớn ở vị trí lắp đặt.

Ngoài ra đèn được lắp đặt một lớp áo giáp có thể chống mưa tạt mọi mặt và chống rỉ sét cực tốt.

4. Nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời:

Đèn năng lương được gọi là đèn thông minh có khả năng tự động bật/tắt ánh sáng.

Vào ban ngày đèn sẽ tự động tắt cường độ ánh sáng và tấm pin mặt trời sẽ tiếp nhận ánh sáng mặt trời để nạp nguồn năng lượng tích trữ vào bôn phận ắc quy. Khi nguồn năng lượng tích trữ đầy thì bộ điều khiển sẽ ngắt. Thời gian sạc đầy ắc quy từ 6 – 8 giờ nhận ánh sáng.

Vào ban đêm, đèn tự động bật công tắc phát ra cường độ ánh sáng nhờ bộ điều khiển cảm biến. Tùy thuộc theo đèn năng lượng sẽ cho thời gian chiếu sáng khác nhau, thường thời gian hoạt động từ khoảng 8-10 giờ chiếu sáng. Khi có ánh sáng mặt trời thì đèn năng lượng mặt trời sẽ tự tắt nguồn điện chiếu sáng.

5. Phân loại đèn năng lượng mặt trời và cách sử dụng:

Có nhiều cách để phân loại đèn năng lượng mặt trời theo cấu tạo, thành phần hay ứng dụng. Ở bài viết này sẽ phân tích theo thành phần của đèn năng lượng mặt trời, được chia làm hai loại chính là đèn năng lượng mặt trời có điều khiển và đèn năng lượng mặt trời không có điều khiển.

#1. Đèn năng lượng mặt trời có điều khiển và cách sử dụng

Hầu hết đèn LED năng lượng mặt trời đều có điều khiển từ xa để điều chỉnh. Sau đây là hướng dẫn sử dụng điều khiển đèn năng lượng mặt trời:

Điều khiển đèn năng lượng mặt trời
Điều khiển đèn năng lượng mặt trời

-Sử dụng nút ON/OFF để bật tắt.

-Nút AUTO để bật chế độ tự động: tự sáng khi trời tối và tắt khi trời sáng (Nên dùng).

-Nút tăng giảm độ sáng: Một số điều khiển sẽ là nút +/- biểu thị tăng/giảm độ sáng tùy thuộc vào nhu cầu mỗi người, một số điều khiển được thiết lập sẵn số % ánh sáng hiện thực như: 30%, 50%, 80%, 100%.

-Hẹn giờ tắt bằng nút 3h, 5h, 8h… Khi bạn thấy những con số này tức là sau 3h, 5h, 8h đèn sẽ tắt, giúp tiết kiệm năng lượng hơn khi bạn để đèn tự chiếu sáng hết đêm, đặc biệt có lợi cho những ngày âm u và mưa.

#2. Đèn năng lượng mặt trời không có điều khiển và cách sử dụng

Đối với những mẫu đèn không sử dụng điều khiển từ xa sẽ điều chỉnh ánh sáng trực tiếp ngay trên các nút bấm có sẵn trên đèn.

-Đèn pha cầm tay năng lượng mặt trời: Gồm có 2 nút điều chỉnh: Bật/tắt chế độ sạc bằng nút to, còn nút nhỏ hơn dùng để bật đèn với 4 chế độ: lần đầu ấn giữ một lúc sẽ cho ánh sáng trắng mạnh nhất, 3 lần sau bạn chỉ cần ấn bình thường tương ứng với chế độ sáng vừa, sáng yếu, sáng xanh đỏ cảnh báo.

-Đèn pha cảnh báo năng lượng mặt trời: Chỉ có duy nhất 1 nút nguồn: 4 lần ấn tương tự với 4 chế độ ánh sáng: Ánh sáng trắng mạnh nhất – trung bình – yếu – xanh đỏ cảnh báo.

6. Cách lắp đặt đèn năng lượng mặt trời

Bước 1: Lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời:

Hướng dẫn lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời
Hướng dẫn lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời

– Dùng máy khoan để khoan 2 lỗ đã đánh dấu rồi đặt thanh đỡ và đóng ốc xuống bằng búa cho thật chặt.

– Để tấm pin ở vị trí ngoài trời – nơi có thể hấp thụ ánh nắng tốt nhất, sau đó vặn ốc thật chặt và điều chỉnh góc độ nghiêng về phía mặt trời.

Bước 2: Lắp đặt đèn:

Hướng dẫn lắp đặt đèn năng lượng mặt trời
Hướng dẫn lắp đặt đèn năng lượng mặt trời

– Xác định vị trí lắp đèn và tiếp tục khoan và đóng ốc tương tự như bước lắp tấm pin.

– Vặn ốc vít thật chặt để cố định đèn, điều chỉnh góc độ chiếu sáng cho phù hợp.

Bước 3: Kết nối dây cáp nguồn:

Kết nối tấm pin và đèn năng lượng mặt trời
Kết nối tấm pin và đèn năng lượng mặt trời

Dây cáp nguồn kết nối giữa đèn LED năng lượng mặt trời và tấm pin, bạn chỉ cần xoáy vặn chặt là được. Sau đó dùng điều khiển từ xa để bắt đầu sử dụng đèn.

Sử dụng đèn năng lượng mặt trời ứng dụng vào cuộc sống hiện đại hiện nay góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống, cũng như giảm chi phí điện năng nhà nước. Cùng chung tay bảo vệ môi trường xanh bằng cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời mọi người nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.