Tác động của công nghiệp 4.0 đối với giáo dục

Công nghiệp 4.0 đối với giáo dục đã có nhiều sự tác động, theo nhiều chiều hướng và mức độ khác nhau. Cùng đi sâu để tìm hiểu về những tác động này nhé. 

1. Cách mạng công nghiệp 4.0

Công nghiệp 4.0 được diễn ra bắt đầu từ thế kỷ XXI.  Là cuộc cách mạng đổi mới công nghệ lúc bấy giờ, tạo sự gắn kết giữa các nền công nghệ. Với nhiều phát minh mới như internet, trí tuệ nhân tạo AI, robots, công nghệ nano,… Đây là cuộc cách mạng mang lại nhiều sản xuất thông minh tạo sự đột phá công nghệ, tạo nên mạng lưới internet phổ biến giúp giao tiếp giữ người và người, người và máy móc, người và đồ vật tiện lợi hơn.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến đời sống, sản xuất, giáo dục của nước ta. Nền sản xuất tự động cũng dần chuyển qua nền sản xuất thông minh. Các loại máy móc được kết nối với internet và liên kết với nhau qua hệ thống. Tự vận hành quy trình sản xuất theo kế hoạch được cài đặt sẵn.

Song song với sự phát triển của công nghệ mới, giáo dục cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Để có thể áp dụng được các sản phẩm thông minh sản xuất vào thực tiễn, thì cần có một ngồn nhân lực dồi dào kiến thức để vận hành. Bởi nguồn nhân lực cao luôn là yếu tố song hành để phát triển.

CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC

2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục Việt Nam

Trước sự thay đổi của công nghiệp 4.0, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục cũng vô cùng quan trọng. Phải có những hướng đi cụ thể, đào tạo nhân lực, đáp ứng thị trường thì mới có thể thích ứng với thời cuộc. Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục cụ thể là:

Thứ nhất: Tạo ra nhu cầu đào tạo cao cho các cơ sở giáo dục.

Công nghiệp 4.0 đối với giáo dục có sự tác động to lớn. Các danh mục nghề đào tạo phải điều chỉnh, cập nhật liên tục để bắt kịp với lượng kiến thức đổi mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội cho những người mới chưa từng đào tạo. Đòi hỏi những người đã đi làm, từ những công nhân đễn kỹ sư, từ những cấp thấp đến cấp cao đều phải thay đổi, cập nhật kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao. Tránh sự phân hóa không đồng đều giữa các nhóm lao động.

Công nghệ 4.0 điều hành sản xuất

Thứ hai: Thay đổi các hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Để đáp ứng được hết nhân lực cho các ngành kinh tế nâng cao và sáng tạo, bắt buộc phải thay đổi hình thức đào tạo. Các phương thức cũ đã không còn phù hợp với nhu cầu của xã hội. Công nghiệp 4.0 vào cuộc, mạng lưới internet phát triển, con người có thể đọc, truy cập học ở bất cứ đâu và thời gian nào. Các mô hình giảng dậy không nhất thiết phải cần lớp học, không cần giao viên đứng lớp. Người học có thể được hướng dẫn trực tuyến như các nền tảng facebook, youtube,…

CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC

Xây dựng mô hình học online

Người học có nhiều cơ hội để tiếp cận, tích lũy trở thành một công dân toàn cầu. Được làm việc trong một môi trường sáng tạo, cạnh tranh. Các cơ sở giao dục cần chuyển đổi sang mô hình đạo tạo “ những gì thị trường cần. Đẩy mạnh hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp. Bố trí các đội ngũ cán bộ, giao viên ở các cơ sở giáo dục.

Công nghiệp 4.0 đối với giáo dục là một thách thức với các trường học hiện nay, khi mới chỉ dừng lại ở mức độ giáo viên giảng dạy bằng máy chiếu, video, chia sẻ tài liệu trên mạng. Kinh phí eo hẹp cũng là một trong những điểm chính khiến các ứng dụng khoa học công nghệ chưa phát triển trong trường học.

Công nghiệp 4.0 đối với giáo dục là một sự thúc đẩy để đất nước phát triển về mọi mặt, giúp cho nền kinh tế ngày càng đi lên. Nâng cao được chất lượng đối với đời sống. 

 

>>>Tham khảo thêm bài viết:  Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với người lao động.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.