MES – ERP đều là những phần mềm quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nhưng nhiều nhà quản lý doanh nghiệp có thể chưa biết sự khác nhau giữa MES và ERP. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Trong quản lý sản xuất nhận thấy việc quản lý hàng tồn khô vô cùng quan trọng, vì thế các phần mềm đã được phát triển để giải quyết vấn đề trên.
1. Sự xuất hiện của ERP và MES
ERP – là một hệ thống xử lý thông tin tích hợp hỗ trợ các quy trình kinh doanh khác nhau như tài chính, phân phối, xử lý thông tin tích hợp hỗ trợ các quy trình sản xuất.
Nhưng khi phạm vi của các hệ thống được quản lý tăng lên, hệ thống ERP xuất hiện những nhược điểm, không phù hợp để kiểm soát các hoạt động ở cấp độ shop-floor. Khi đó MES đã xuất hiện, với mục đích là Hệ thống điều hành sản xuất vào những năm 1990.
Vậy đâu là sự khác nhau giữa hệ thống lập kế hoạc nguồn lực doanh nghiệp ERP và Hệ thống điều hành sản xuất MES?
2. Sự khác nhau giữa MES và ERP
Để nhận ra sự khác biệt giữa hai giải pháp MES và ERP cần phải biết mỗi giải pháp có khả năng gì?
MES được sử dụng để thúc đẩy hoạt động sản xuất, bằng cách quản lý và báo cáo về hoạt động của nhà máy trong thời gian thực.
ERP được sử dụng để tạo và quản lý lịch trình cơ bản của nhà máy bao gồm sản xuất, sử dụng vật liệu, giao hàng và vận chuyển, làm cho thông tin trở thành trung tâm của hoạt động.
#1. Hệ điều hành sản xuất MES
Để hỗ trợ điều hành sản xuất MES hoạt động trong thời gian thực để kiểm soát, theo dõi và ghi chép việc chuyển đổi nguyên liệu thô thành hàng hóa thành phẩm. MES cung cấp các thông tin giúp nhà sản xuất đưa ra quyết định hợp lý trong quá trình sản xuất như: nguyên liệu đầu vào, nhân sự, máy móc…
Hệ thống điều hành sản xuất MES có thể hoạt động đa lĩnh vực với nhiều chức năng như quản lý vòng đời sản phẩm, phân tích quản lý… Gỉai pháp này vô cùng hữu ích đối với ngành thực phẩm, đồ uống, dược phẩm…
Ta đi đến kết luận, MES cung cấp hỗ trợ nhà điều hành, lập kế hoạch sản xuất, khả năng theo dõi phả hệ và khả năng hiển thị chính xác với vô số lợi ích đối với doanh nghiệp:
– Hạn chế sai sót, giảm thiểu lãng phí
– Xác định vị trí về sự cố dễ dàng
– Giảm thời gian nhập thủ công
– Giảm số lần đặt hàng do lỗi
– Tăng hiệu suất sản xuất
– Giảm thời gian nhập thủ công
– Theo dõi kế hoạch và sắp xếp lịch trình các đơn hàng hợp lý, phân phối đúng giờ…
ERP sẽ là giải pháp cho biết “tại sao?” còn MES là giải pháp cho biết “làm thế nào?”
#2. Giải pháp ERP
Giải pháp ERP là giải pháp chiến lược giúp tổ chức cải thiện hoạt động và quản lý bằng cách tích hợp các quy trình kinh doanh và tối ưu hóa việc phân bổ. ERP sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh.
Theo định nghĩa thì ERP có thể hỗ trợ quản lý tài nguyên trên toàn bộ doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả cao, cải thiện khả năng sinh lời và cạnh tranh với nhiều lợi ích:
- Kết nối các hoạt động sản xuất với toàn bộ tổ chức
- Cải thiện dịch vụ khách hàng
- Tăng khả năng hiển tị và kiểm soát chi phí …
Một ý nghĩa của hệ thống MES là sự hỗ trợ cho ERP. ERP biết tại sao nhưng MES biết cách làm mọi thứ. Đó là một sự cộng sinh thiết yếu. Và để chọn giải pháp nào phù hợp với doanh nghiệp thì cần phải xách định các yếu tố cần thiết và quy trình nào cần?
Bài viết trên đã chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa MES và ERP, hy vọng giúp ích được quý khách.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách