Six Sigma là gì? ứng dụng trong doanh nghiệp

Six Sigma là gì? Six Sigma đã mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp, chúng có vai trò ra sao? Để áp dụng six sigma vào trong doanh nghiệp thì cần thực hiện những bước nào? Hãy cùng tham khảo bài viết này để hiểu thêm về Six Sigma là gì? nhé.

1. Six Sigma là gì?

Six Sigma là gì?
Six Sigma là gì?

Six Sigma là gì? Six Sigma hay còn gọi là 6 Sigma hay 6σ là một hệ thống, một phương pháp bao gồm các công vụ và chiến lược nhằm cải tiến, nâng cao quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng. Chúng hoạt động theo cách tìm ra lỗi trên các thống kế, xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm tăng độ chính xác cho quy trình. Tuy nhiên Six Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001. Hệ phương pháp này mang đến một luồng tư duy mới mẻ cho doanh nghiệp, hãy cải thiện ngay từ ban đầu những nguy trình để giảm thiểu lỗi hơn là việc tập trung xử lý các sản phẩm khi xảy ra lỗi.

Six Sigma ban đầu được phát triển vào năm 1985 bởi hãng Motorola, sau này chúng dần trở nên phổ biến hơn khi được Jack Welch áp dụng triệt để hơn trong chiến lược kinh doanh tại General Electric vào năm 1995. Từ đó phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.

Thuật ngữ Six Sigma được gắn liền với mô hình thống kê trong quá trình chế tạo sản phẩm, hiệu năng của các quy trình sẽ được đánh giá dựa trên tỉ lệ phần trăm số sản phẩm lỗi dựa trên mô hình Six Sigma. Tuy nhiên không phải khi nào chúng cũng thể đạt đến mức hoàn hảo tối đa, để dễ dàng đo lường chúng được chia thành 6 cấp độ như sau:

2. Lợi ích của Six Sigma đối với doanh nghiệp

Nhờ vào những lợi ích mang lại mà Six Sigma trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp, ngày nay còn được sử dụng phổ biến rộng rãi khắp mọi lĩnh vực. Dưới đây là một số lợi ích nổi trội nhất:

  • Giảm chi phí sản xuất: với tỷ lệ sai xót và lỗi sản phẩm giảm đáng kể, doanh nghiệp từ đó có thể loại bỏ đi những lãng phí về nguyện vật liệu, chi phí về nhân công, giảm bớt chi phí hàng bán trên đơn vị sản phẩm và gia tăng lợi nhuận.
  • Giảm chi phí quản lý: công ty có thể giảm bớt được thời gian thực hiện quy trình, ban quản lý trung và cao cấp cũng giảm bớt đi thời lượng giải quyết các vấn đề phát sinh do tỷ lệ sai lỗi.
  • Đem lại sự hài lòng của khách hàng: Các sản phẩm được giảm đáng kể tỷ lệ lỗi, giúp công ty cung cấp sản phẩm đến khách hàng với phiên bản tốt nhất, đáp ứng được hoàn toàn các thông số kỹ thuật mà khách hàng yêu cầu. Gia tăng sự hài lòng của khách hàng, giảm thiểu rủi ro bị chấm đứt đơn đặt hàng từ khách, tăng khả năng khách hàng quay lại mua sản phẩm.
  • Thời gian chu trình giảm: thời gian xử lý nguyên vật liệu và thành phẩm trong quy trình sản xuất kéo dài thì chi phí sản xuất sẽ càng tăng. Nhưng đối với 6 Sigma những vấn đề nảy sinh trong quy trình được giảm đi tối thiểu. Quy trình hoàn tất nhanh hơn, chi phí nhân công, chi phí sản xuất cũng thấp hơn.
  • Giao hàng đúng hẹn: 6 Sigma có thể bao gồm các dao động trong thời gian giao hàng, có thể vận dụng để đảm bảo việc giao hàng đúng hẹn và đầy đặn hơn.
  • Dễ dàng cho việc mở rộng sản xuất: các doanh nghiệp dựa vào Six Sigma dễ dàng loại bỏ được những nguồn gây khuyết tật trong các quy trình. Mở đường cho việc mở rộng sản xuất.

3. Công thức tính Six Sigma là gì? 

Cơ sở của công thức tính 6 Sigma:

  • Y: là kết quả cuối cùng, biến thụ thuộc của Y phụ thuộc vào biến X.
  • X đề cập đến các đầu vào ban đầu của bạn mà chuyển đổi hoặc thao tác khác để biến thành sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Hàm f(x): là quá trình biến đổi.

4. Các bước áp dụng Six Sigma vào trong doanh nghiệp

Sau khi tìm hiểu được cơ bản về Six Sigma là gì?. Ta sẽ đi sâu vào mô hình của chúng:

Xác định – Define (D)

Đây là giai đoạn khởi đầu của quá trình cải tiến, từng bước xác định các mục tiêu, nhận định về khách hàng và các yêu cầu chất lượng quan trọng cần có ở sản phẩm và dịch vụ. Làm rõ các vấn đề cần được giải quyết về yêu cầu và mục tiêu của dự án, tập trung vào những vấn đề then chốt liên kết với chiến lược kinh doanh của công ty và yêu cầu của khách hàng.

Cách dễ dàng giúp bạn xác định qua 4 yếu tố như sau:

  • Các đối tượng khách hàng của công ty là ai? Nhu cầu của họ là gì?
  • Sơ đồ quá định hoạt động như thế nào?
  • Các nguồn lực cần có cho quy trình này, các bộ phận liên quan đến quy trình nay, phạm vi của chúng ra sao?
  • Cần cải thiện những chỉ số và chất lượng thêm bao nhiêu phần trăm?

Đo lường – Measure (M)

Công đoạn này phải thu thập dữ liệu, từ đó đưa ra các đánh giá dựa trên năng lực hoạt động của quá trình, năng lực hoạt động của từng khâu. Sau đó tìm ra được các nguyên nhân gốc rễ. Trong qúa trình này cần nhận dạng và tính toán các giá trị trung bình của các chỉ tiêu chất lượng và các biến động tác động đến quá trình hoạt động.

Có thể chia nhỏ các bước để chuẩn bị như sau:

  • Đo lường năng suất lao động;
  • Đo lường khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng
  • Đo lường sai lỗi, làm lại trong quá trình tạo ra sản phẩm
  • Đo lường thời gian
  • Thiết lập chi tiết quy trình sản xuất, CTQ,…
  • Đo mức Sigma

Phân tích – Analyze (A)

Đây là giai đoạn đánh giá nguyên nhân chủ yếu tác động vào quá trình, xác định khoảng cách giữa mục tiêu kế hoạch và kết quả của công việc hiện tại. Xác định cơ hội cho doanh nghiệp. Các thông số được thu thập qua bước này được phân tích để tìm ra nguyên nhân của dao động trong các thông số được tạo lập và tiến hành kiểm chứng sau đó, tìm ra khu vực trọng yếu để cải tiến.

Các vấn đề kinh doanh thực tế được chuyển sang các vấn đề trên thống kê, như sau:

  • Xác định những điểm tạo ra giá trị gia tăng và những điểm không tạo ra giá trị gia tăng
  • Xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề tại các quy trình, công đoạn tạo ra sản phẩm
  • Xác định những điểm gây tắc nghẽn trong quá trình sản xuất

Cải tiến – Improve (I)

Là bước thiết kế và triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến nhằm loại trừ các bất hợp lý. Cần phải theo dõi sát sao để loại trừ được các nguyên nhân của lao động, kiểm chứng và chuẩn hóa các giải pháp, loại trừ các biến động ở khu vực trọng yếu.

Dưới đây là một số công cụ củng cố thêm cho giai đoạn này thường được áp dụng như:

  • Phương pháp 5S
  • Cân bằng sản xuất
  • Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể TPM
  • Hệ thống vừa đúng lúc JIT
  • Quy hoạch mô phỏng dạng tế bào
  • Chuẩn hóa quy trình
  • Quản lý trực quan

Kiểm soát – Control (C)

Đây là bước phổ biến triển khai các kế hoạch cải tiến áp dụng vào quy trình, kiểm soát các mục tiêu đã đề ra ban đầu, tránh quay lại lối mòn hoặc đi sai định hướng. Chúng bao gồm:

  • Hoàn thiện hệ thống đo lường
  • Kiểm chứng năng lực dài hạn của quy trình
  • Triển khai việc kiểm soát quy trình bằng kế hoạch kiểm soát nhằm đảm bảo các vấn đề không còn tái diễn bằng cách liên tục giám sát những quy trình có liên quan

Trên đây là những thông tin khái quát về Six Sigma là gì? Hy vọng sẽ mang lại lợi ích cho bạn.

>>> Tha khảo: TPM là gì? 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.