Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum

Scrum là gì? Chắc hẳn mọi người sẽ hay nhầm lẫn và cho rằng Scrum và Agile giống nhau hay cho rằng cả hai đều là một. Tuy nhiên Scrum chỉ là một phần nhỏ trong Agile nhưng lại có vai trò quan trọng không kém. Hãy cùng tìm hiểu xem Scrum là gì qua bài viết này để biết được cách thực hiện mô hình này nhé.

1. Mô hình Scrum là gì?

Scrum là một phương pháp Agile phát triển phần mềm linh hoạt, được dựa theo cơ chế lặp và tăng trưởng. Scrum được thiết kế để hỗ trợ cho việc phát triển, phân phối và cải tiến các sản phẩm phức tạp.

Mỗi chuỗi vòng lặp trong Scrum được gọi là sprint, qua sprint bạn có thể cải tiến liên tục về: sản phẩm, team, kỹ thuật, môi trường làm việc,…

Bản thân mô hình Scrum cũng là một Framework dùng trong các dự án phát triển phần mềm. Mục đích của Scrum là tạo điều kiện cho các thành viên trong team có được sự hợp tác hiệu quả nhất trong khi phát triển các dự án phức tạp.

Tuy nhiền để sử dụng phương pháp này tốt hơn, bạn nên sử dụng đối với các nhóm nhỏ. Thay vì các dự án có khả năng phân phối thay đổi, giải pháp không xác định và tương tác thường xuyên với khách hàng hoặc người dùng cuối.

Khái niệm về mô hình Scrum là gì?

2. 3 giá trị cốt lõi của mô hình Scrum

Bên cạnh khái niệm của mô hình Scrum, bạn cũng cần phải nắm rõ 3 giá trị cốt lõi của nó, bao gồm Tính minh bạch, Sự thanh tra và Sự thích nghi. Thiếu 1 trong 3 cốt lõi này thì Scrum sẽ không còn hoạt động đúng nữa.

Tính minh bạch (Transparency)

Quy trình triển khai Scrum bao gồm các thông tin luôn luôn được công khai minh bạch, ví dụ như: tầm nhìn khách hàng, nhu cầu khách hàng, lịch trình làm việc,…

Việc các thông tin công khai sẽ giúp cho tất cả mọi người dù có những vai trò khác nhau cũng có thể nắm bắt được thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định tăng tính hiệu quả.

Khái niệm minh bạch được đan xen cùng hai giá trị còn lại, nếu muốn thanh tra thì tất cả phải được minh bạch và giúp mọi người thích nghi và thay đổi dễ dàng hơn khi có luồng thông tin đầy đủ và không bị đứt quãng.

Sự thanh tra (Inspection)

Thanh tra là một yếu tố cần thiết trong một quy trình để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.

Thường xuyên kiểm tra sẽ giúp bạn đi đúng hướng, sản phẩm sẽ không bị lệch hướng quá xa so với sản phẩm mong muốn ban đầu.

Tuy nhiên hãy tổ chức kiểm tra bằng cách đưa ra các cột mốc, tránh việc lạm dụng xen ngang vào giữa chừng để ảnh hưởng hiệu suất công việc.

Sự thích nghi (Adaptation)

Lợi thế của mô hình Scrum là tính linh hoạt, mang lại tính thích nghi cao. Những thông tin minh bạch trong quá trình thanh tra sẽ đưa ra những phản hồi theo hướng tính cực nhất, để đem laị sự thành công cho sản phẩm được tạo ra.

 

3 giá trị cốt lõi của mô hình Scrum

3. Các giá trị của Scrum

Dũng cảm – Courage

Đây là một yếu tố quan trọng nếu bạn là thành viên của team Scrum, bạn cần biết đâu là điều an toàn khi đưa ra quyết định hay bạn cần phải dũng cảm để trải nghiệm những điều mới mẻ.

Với những sự thay đổi liên tục, bạn cần có một sự dũng cảm để đối đầu với những mô hình cũ, dẹp đi những con đường cản trở những mục tiêu của bạn.

Tập trung – Focus

Ở trong mô hình Scrum, cả quá trình sẽ có được sự tập trung nhất định, hạn chế các công việc xảy ra cùng một lúc với nhau từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.

Cam kết – Commitment

Các thành viên cần phải có sự cam kết với các mục tiêu mà mình hướng đến, đây là trách nhiệm để các thành viên biết được việc họ cần thực hiện và gắn chặt với điều đó.

Trong scrum, sprint sẽ duy trì trong một timebox từ 1-4 tuần dựa theo những mục tiêu rõ ràng. Các thành viên trong team sẽ chia mục tiêu thành các phần nhỏ, sau đó đánh giá từng mục tiêu để phân chia và hoàn thành những mục tiêu phù hợp với mình.

Tôn trọng – Respect

Cần có một sự tôn trọng nhất định giữa những thành viên trong team với nhau, tôn trọng Product Owner và các bên liên quan (Stakeholders), cũng như Scrum Master.

Trong mô hình này, mỗi cá nhân đều có đóng góp lớn vào những mục tiêu của Sprint, vì vậy sự tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo ra sự ăn ý khi họ cộng tác.

Cởi mở – Openness

Đội phát triển cần không ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới, những cơ hội mới để học hỏi. Một đội nhóm agile cũng cần thành thật với nhau khi cần sự giúp đỡ.

Các giá trị của Scrum

 

4. Công cụ của mô hình Scrum

Product backlog

Product backlog là một danh mục các công việc cần hoàn thành, được quản lý bởi Product Owner hoặc Product Manager.

Product backlog là một danh sách gồm các tính năng, yêu cầu, nâng cấp hoặc lỗi là đầu vào cho Sprint backlog.

Nội dung của Product backlog cũng có thể bị thay đổi theo yêu cầu của khách hàng hoặc nhu cầu thị trường.

Sprint backlog

Sprint Backlog là một bảng nhiệm vụ mà đội phát triển sử dụng để quản lý sự phát triển được cập nhật trong suốt 1 Sprint.

Sprint Backlog chứa danh sách các đầu việc hay các user story, bug,… được triển khai trong 1 sprint.

Sprint Backlog bị ràng buộc bởi sprint goal (mục tiêu vòng sprint): mục tiêu duy nhất cần phải đạt được sau vòng sprint.

Increment (Sprint Goal)

Tổng hợp các hạng mục product backlog đã hoàn thành cho đến vòng sprint hiện tại. Vào cuối mỗi vòng sprint, các increment mới và đã “hoàn thành” sẽ được thêm vào bộ tổng hợp này.

Bạn có thể ít nghe đến từ Increment vì có thể mọi người thường dùng từ Sprint Goal, milestone, hay hoặc shipped epic.

Công cụ của mô hình Scrum

5. Quy trình thực hiện Scrum

Nhìn chung thì mô hình Scrum sẽ có quy trình diễn ra như sau:

  • PO sau khi trao đổi với phía chủ đầu tư dự án sẽ tiến hành xây dựng product backlog.
  • Tổ chức một buổi họp sprint planning để xây dựng sprint backlog.
  • Dưới sự chỉ dẫn của SM, các dev sẽ thực hiện các yêu cầu của PO trong các vòng sprint.
  • Trong lúc này, team phải điều chỉnh sprint backlog và tổ chức các daily Scrum.
  • Khi đã thực hiện các hạng mục product backlog hiện tại, các dev sẽ chuyển giao các increment đã đạt.
  • Sau khi đã chuyển giao increment, một buổi họp sprint sẽ được tổ chức.
  • Kết thúc vòng sprint hiện tại, SM sẽ tổ chức một buổi họp sprint retrospective.
  • Tiếp tục các vòng sprint mới cho đến khi không còn hạng mục product backlog hoặc PO dừng dự án.

 

Quy trình thực hiện Scrum

>>> Xem thêm: Agile là gì? 12 nguyên tắc bất di bất dịch trong Agile

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.