Rủi ro trong kinh doanh là gì? Cách quản trị rủi ro hiệu quả

Rủi ro trong kinh doanh là gì? Hiện nay trong kinh doanh đang tồn tại bao nhiêu loại rủi ro? Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kinh doanh là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Rủi ro trong kinh doanh là gì?

Rủi ro trong kinh doanh là những thiệt hại về tài sản, vốn đầu tư, thị trường,… rủi ro là tất cả mọi thứ mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi hoạt động kinh doanh.

Rủi ro lớn nhất và thường gặp nhất tại các doanh nghiệp là rủi ro về tài chính. Và rủi ro cũng có thể lường trước được hoặc không thể. Nhưng phần lớn rủi ro sẽ xảy ra đối với các đơn vị mới khởi nghiệp hơn là những đơn vị lâu năm với dày kinh nghiệm chinh chiến.

Điều này ảnh hướng đến rất nhiều doanh nghiệp khiến họ đắn đo mà không dám thành lập doanh nghiệp. Nhưng có nhiều doanh nghiệp chấp nhận thách thức, lên kế hoạch để đối đầu với những rủi ro.

Rủi ro trong kinh doanh là gì?

2. Phân loại các rủi ro trong kinh doanh hiện nay

Tuy rủi ro hay bắt gặp nhất tại các doanh nghiệp thường nghiêng về tài chính, nhưng không có nghĩa rủi ro trong kinh doanh chỉ có 1 loại này.

Dưới đây là các rủi ro đều có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp:

  • Rủi ro về vốn kinh doanh: rủi ro này thường thấy trong đầu tư cổ phiếu hay góp vốn vào cổ phần công ty. Công ty phát triển tốt thì phần vốn đầu tư sẽ sinh lời, công ty thua lỗ thì bạn có thể sẽ mất trắng.
  • Rủi ro về lợi nhuận trong kinh doanh: rủi ro này bắt gặp ở trái phiếu.
  • Rủi ro thị trường trong kinh doanh: là việc không có sự tham gia thị trường của người mua và người bán.
  • Rủi ro vốn đầu tư nước ngoài và xã hội: rủi ro này xảy ra nếu doanh nghiệp bạn có sự hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.
  • Rủi ro tài chính trong kinh doanh: các yếu tố ảnh hưởng đến như loại rủi ro này là tỷ giá hối đoái, sự kiện làm biến động thị trường, nợ của khách hàng,… những rủi ro này có thể là dòng tiền âm, thu nhập không ổn định,…
  • Rủi ro lạm phát: là khi vật giá leo thang, giá trị của đồng tiền không đủ để đáp ứng thị trường. Khiến quỹ tiết kiệm, đầu tư có lời thấp hơn không vượt qua được chỉ số lạm phát.
  • Rủi ro kinh doanh về chính trị: loại rủi ro chính trị là loại rủi ro lớn nhất mà những nhà đầu tư ở các nước kém phát triển gặp phải cũng như các nước có luật phát không rõ ràng.
  • Rủi ro kinh doanh về chiến lược: chiến lược kinh doanh đưa ra có thể bị thay đổi do tác động từ nhiều yếu tố như công nghệ thay đổi, yêu cầu khách hàng, chi phí đầu tư,…
  • Rủi ro kinh doanh về uy tín: nếu doanh nghiệp bị tổn hại uy tín thì sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu, cùng với đó là những hệ luỵ khác như nhân viên nghỉ việc.

Phân loại các rủi ro trong kinh doanh hiện nay

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kinh doanh

Những yếu tố dưới đây là những yếu tố điển hình vẫn đến các rủi ro trong kinh doanh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp:

  • Biến động trong nhu cầu: nhu cầu về sản phẩm có sự ổn định trong quá trình tiêu thụ và sử dụng sẽ giảm được tối đa các nguy cơ hình thành.
  • Biến động của doanh số: sản phẩm bán ra của doanh nghiệp biến động cao sẽ phải chịu nhiều rủi ro hơn những doanh nghiệp có đầu ra ổn định hơn.
  • Thời điểm phát triển sản phẩm và chi phí: doanh nghiệp cần phải chú trọng vào thời điểm để sản phẩm không bị lỗi thời, dẫn đến khó tiêu thụ.
  • Quy mô chi phí cố định: khi chi phí cố định cao mà tổng chi phí không giảm mà nhu cầu lại giảm thì chắc chắn công ty có rủi ro kinh doanh cao. Vấn đề này gọi là đòn bẩy hoạt động.

Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kinh doanh

4. Cách quản trị rủi ro trong kinh doanh hiệu quả

Bước 1: xác định bối cảnh hay môi trường kinh doanh, nêu ra được những ưu nhược điểm của môi trường kinh doanh đó để nhận diện được những rủi ro có thể xảy ra.

Bước 2: xác định rủi ro trong kinh doanh tiềm ẩn ảnh hưởng đến doanh nghiệp từ đó phân tích và đưa ra phương hướng xử lý.

Bước 3: đánh giá rủi ro dựa theo các tiêu chí như sau:

  • Khả năng rủi ro xảy ra có cao hay không
  • Trong quá trình hoạt động kinh doanh trước đây đã từng có rủi ro xảy ra hay chưa ?
  • Nếu đã xảy ra thì mức độ thiệt hại là bao nhiêu?
  • Thời gian nào rủi ro có thể xảy ra?
  • Nguyên nhân dẫn đến rủi ro.

Bước 4: xử lý rủi ro bằng những đánh giá rủi ro ở bước 3, sau đó tạo ra các chiến lược giảm thiểu rủi ro và đưa ra kế hoạch dự phòng.

Bước 5: phân chia trách nhiệm cho từng bộ phận để từng cá nhân biết được nhiệm vụ của mình để kiểm tra và đánh giá các rủi ro, theo dõi sát sao và điều chỉnh phù hợp kịp thời.

Cách quản trị rủi ro trong kinh doanh hiệu quả

>>> Xem thêm: 5 tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm hiệu quả

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.