RS232 là gì? Tổng quan về RS232

RS232 là gì? RS232 chắc không còn xa lạ gì đối với dân công nghệ nữa. Nhưng đối với những bạn không rành về chuyên môn này thì đó vẫn luôn là một câu hỏi. Chính vì thế hãy cùng Thuận Nhật tham khảo qua bài viết này nhé.

1. RS232 là gì?

Rs232 là một chuẩn truyền thông hay được hiểu là một hình thức truyền dữ liệu nối tiếp. Đây là một chuẩn truyền thông mà phổ biến một thời hay còn có một cái tên khác là EIA/TIA-232-E. RS232 được phát hành đầu tiên vào năm 1962, trước đó RS232 có hai phiên bản được sử dụng phổ biến và lâu đời nhất là RS232B và RS232C, nhưng hiện nay trên thị trường chỉ còn thấy sự xuất hiện của RS232C.

Trong phần cứng của máy tính thường sẽ có 1 đến 2 cổng RS232 và được gọi tắt là COM. Cổng COM sẽ chia thành hai loại tùy theo đời máy hoặc main máy. Thông thường là 9 và 25 chân.

RS232 là gì?
RS232 là gì?

Truyền thông nối tiếp chuẩn RS232 có hai chế độ truyền dữ liệu trong giao tiếp:

  • Truyền dữ liệu không đồng bộ: Các bit dữ liệu không được đồng bộ hóa bởi xung đồng hồ.
  • Truyền dữ liệu đồng bộ: Các bit dữ liệu được đồng hóa bởi xung đồng hồ.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động RS232

Cấu tạo của RS232:

RS232 có hai loại là 9 và 25 chân. Loại 25 chân sẽ được sử dụng cho nhiều ứng dụng, nhưng không sử dụng toàn bộ hết 25 chân. nên đầu nối 9 chân được sử dụng thuận tiện hơn cho các thiết bị kết nối với nhau.

RS232 là gì?
RS232 loại 9 và 25 chân

Nguyên lý hoạt động của RS232:

  • RS232 hoạt động với chế độ giao tiếp hai chiều trao đổi dữ liệu với nhau. Hai thiết bị sẽ được kết nối với nhau gồm DTE( thiết bị đầu cuối) xử lý dữ liệu số và DCE ( thiết bị truyền dữ liệu) có các chân như TXD, RXD, RTS, CTS,…
  • Nguồn DTE, RTS tạo yêu cầu gửi dữ liệu. Sau đó DCE và CTS sẽ xóa đường dẫn nhận dữ liệu. Sau khi xóa đường dẫn, nó sẽ đưa ra tín hiệu cho RTS của nguồn DTE gửi dữ liệu. Các bit được truyền từ DTE sang DCE.
  • Nguồn DCE đưa ra yêu cầu được tạo bởi RTS và CTS ở bộ nguồn DTE, xóa đường dẫn dữ liệu và đưa ra tín hiệu để gửi dữ liệu.

3. Đặc điểm của RS323 là gì?

RS323 đã từng là một chuẩn truyền thông với nhiều ưu điểm. Vậy ưu điểm nào khiến chúng dduocj sử dụng phổ biến:

  • RS232 có khả năng chống nhiễu tốt ở các cổng nối tiếp cao.
  • Có thể tháo lắp các thiết bị ngoại vi ngay cả khi máy tính đang được cấp điện.
  • Các mạch điện đơn giản, có thể nhận được điện áp nguồn nuôi qua cổng nối tiếp.
  • RS323 có mức giới hạn từ -12V đến +12V. Cố định trở kháng tải trong phạm vi từ 3000 – 7000 ôm.
  • Mức logic 1 có điện áp từ -3V đến -12V và mức logic 0 có điện áp từ +-3V đến 12V.
  • Tốc độ truyền nhận dữ liệu là 100kbps, các lối vào có điện dung nhỏ hơn 2500 pF.
  • Trở kháng tải lớn hơn 3000 ôm và nhỏ hơn 700 ôm.
  • Độ dài cáp nối giữa máy tính và thiết bị ngoại vi ghép nối không vượt qua 15m

Những nhược điểm còn hạn chế của RS232:

  • Tốc độ truyền dữ liệu còn khá chậm so với hiện nay. Chỉ có thể đạt ở mức 20kilobyte/s.
  • So với các cổng truyền thông khác thì khả năng kết nối với các thiết bị kém hơn.
  • RS232 không được sử dụng để kéo đi xa vì dây có giới hạn là 15m.

4. Ứng dụng của RS232 trong đời sống. 

Ngày nay RS232 đã được ít sử dụng hơn trước. Chỉ còn một vài thiết bị sử dụng cổng truyền thông này. Ví dụ như:

  • Các hệ PC cũ có thể kết nối với các bị ngoại vi như chuột, máy in, modem,…
  • Sử dụng trong các máy PLC, máy CNC, bộ điều khiển servo,…
  • Bảng vi điều khiển, máy in hóa đơn, hệ thống điểm bán hàng,…
RS232 là gì?
Ứng dụng RS232 trong đời sống

Bài viết trên là các thông tin hữu ích để hiểu hơn về RS232 là gì?

Bạn cũng có thể tham khảo về RS485 TẠI ĐÂY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.