Trong 10 năm trở lại đây, ngành nuôi trồng thủy hải sản thực sự bùng nổ. Việc này kéo theo nhu cầu rất lớn đối với thức ăn để cung cấp cho các trang trại thủy hải sản. Thức ăn là yếu tố quan trọng chiếm đến 60% chi phí của quá trình nuôi trồng thủy hải sản. Vậy nếu muốn sản xuất thức ăn thì cần phải hiểu được quy trình của nó. Bài viết này sẽ cung cấp khái niệm thức ăn thủy hải sản, quy trình sản xuất thức ăn thủy hải sản và những lưu ý khi thực hiện quy trình này.
1.Thức ăn thủy hải sản là gì?
Thức ăn thủy hải sản là sản phẩm cung cấp thức ăn dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của các động vật thủy sản.
Thức ăn thủy hải sản được bổ sung vào vật nuôi ở dạng tươi sống hoặc qua chế biến và bảo quản. Các loại thức ăn này bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở dạng: nguyên liệu, thức ăn đậm đặc, thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, phụ gia bổ sung và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi. Khi thức ăn được bổ sung vào, môi trường nuôi thủy hải sản được cải thiện và tăng hiệu quả nuôi trồng hơn.
Tuy nhiên, mối nguy gây mất an toàn thực phẩm là điều kiện sản xuất không phù hợp hoặc trong sản phẩm có chứa các tác nhân vật lý, hóa học hoặc sinh học có khả năng gây hại đến sức khỏe và tính mạng của thủy hải sản lẫn người sử dụng.
2.Quy trình sản xuất thức ăn thủy hải sản
Để thực hiện quy trình sản xuất thức ăn thủy hải sản đúng công thức và đảm bảo chất lượng cho vật nuôi, cần thực hiện đúng theo sơ đồ chi tiết như sau:
2.1.Các thành phần nguyên liệu
Bước đầu tiên và quan trọng của quy trình sản xuất thức ăn thủy hải sản chính là chuẩn bị thành phần nguyên liệu. Để đam bảo dinh dưỡng thức ăn thủy hải sản, nguyên liệu được chọn cần đảm bảo các dưỡng chất sau:
-Protein – bao gồm axit amin.
-Lipid – Các axit béo thiết yếu.
– Vitamin E.
– COH – năng lượng.
– Thành phần cải thiện tính ngon miệng.
– Thành phần cải thiện bảo quản/lưu trữ.
– Khoáng chất tăng trưởng, tăng trưởng sắc tố.
– Các chất gắn kết.
2.2.Nghiền – xử lý nguyên liệu thô
Nguyên liệu sau khi thu mua và gom ở dạng thô sẽ được đem pha chế tất cả các thành phần rồi trộn đều lại với nhau. Tất cả các thành phần rắn phải được xay ở kích thước đồng nhất cũng được gọi là nghiền thô.
Ở bước này, cần lưu ý là nếu nguyên liệu có nguồn gốc từ biển (chứa hàm lượng chất béo cao) phải được xay cùng với ngũ cốc và bánh dầu.
2.3.Sàng lọc vật liệu
Nguyên liệu thô sau khi được xử lý nghiền cần phải sàng để loại bỏ các vật liệu không mong muốn. Các thành phần này được truyền qua kích thước lưới tiêu chuẩn và sàng tới kích thước mong muốn.
2.4.Trộn vật liệu
Các vật liệu bột sau khi được sàng lọc xong phải được cân theo công thức trộn lẫn với nhau và đồng nhất để tạo nên hốn hợp thức ăn.
Trong bước này, có thể thêm các chất lỏng như dầu cá, lecithin và nước nếu cần thiết. Ngoài ra, các phụ gia, chất kết dính, vitamin và khoáng chất cần trộn với nướ cũng được thêm ở bước này.
Tất cả các vật liệu phải được trộn đều với nhau trong thời gian từ 20-30 phút.
2.5.Ép viên hỗn hợp
Sau khi đã có được hỗn hợp đồng nhất, chúng ta thực hiện quá trình ép viên. Dạng viên cũng chính là hình thức cuối cùng của thức ăn sau quá trình sản xuất.
Ép viên là quá trình mà hỗn hợp thức ăn được nén lại thành các miếng hình trụ. Nhiệt độ, hơi nước, áp suất và độ ẩm là những thông số chính cần thiết cho máy ép viên.
Các đối tác của Thuận Nhật thường được giới thiệu sử dụng máy ép viên KAHL cho bước này, hiện là loại máy ép viên tốt nhất trên thị trường.
2.6.Sấy khô và đóng bao thành phẩm
Sau khi thức ăn đã được ép thành dạng viên, thức ăn cần được sấy khô đến độ ẩm dưới 10%. Đây là điều cần thiết cho thời hạn sử dụng tốt cho thức ăn. Các loại máy sấy khác nhau sẽ được sử dụng để làm khô thức ăn viên.
Sau khi đã sấy khô đến độ ẩm dưới 10%, thức ăn khô này sẽ được đem đi làm lạnh trước khi đóng gói. Thông thường, người ta sẽ sử dụng các túi giấy khổ cao được bọc bằng polythene để đóng gói thức ăn, giúp tránh làm hư hỏng chất lượng thức ăn trong quá trình vận chuyển và hấp thụ độ ẩm khi cất giữ.
2.7. Bảo quản và lưu trữ
Thức ăn cần được bảo quản trong khu vực khô ráo, thông thoáng, thoáng khí và nhiệt độ cần nhất quán.
Các bao thức ăn nên được đặt trên kệ gỗ, không đặt dưới sàn, không để trực tiếp trên sàn bê tông hay chạm vào tường của các bề mặt xây dựng vì dễ dẫn đến sự phát triển của nấm mốc Aspergillus flavius sinh ra độc tố.
Các bao sản xuất thức ăn cũng cần được đặt ở nơi tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vì chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng vitamin và chất béo của thức ăn. Đặc biệt, không nên lưu trữ thức ăn quá 3 tháng sau khi sản xuất.
Nếu thức ăn đã bị loãng, bị ướt hoặc cũ thì không nên sử dụng bởi việc sử dụng thức ăn kém chất lượng sẽ gây thiệt hại về kinh tế cho các chi phí liên quan đến việc loại bỏ nó.
Có thể sử dụng các chất sau để bảo quản thức ăn: chất bảo quản canxi propionate và các chất chống oxy hóa như ethoxyquin, BHA (butylated hydroxy anisole) và BHT (butylated hydroxyl toluene).
3.Những lưu ý khi sản xuất thức ăn thủy hải sản
Trong quá trình sản xuất thức ăn thủy hải sản, cần lưu ý những điều sau:
-Quy trình sản xuất cần phải đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tránh gây nhiễm chéo.
-Chỉ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ rangf, đảm bảo chất lượng, không chứa mầm bệnh và các chất độc hại quá ngưỡng quy định.
-Không sử dụng các chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy hải sản.
-Xây dựng công thức phối chế thức ăn phù hợp cho từng loại sản phẩm trước khi sản xuất.
-Kiểm tra, kiểm soát hệ thống cân nạp thường xuyên để đảm bảo độ chính xác khối lượng nguyên liệu trước khi đi vào phối trộn.
-Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị theo định kỳ.
-Ghi chép lại toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất.
Trên đây là những thông tin cụ thể về quy trình sản xuất thủy hải sản. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn hiểu và đảm bảo được an toàn, chất lượng trong quá trình sản xuất thức ăn thủy hải sản.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách