Quản lý chất lượng trong sản xuất đối với doanh nghiệp đã không còn xa lạ trong những năm đổ lại đây. Cách doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi để chạy theo xu hướng, đảm bảo được tính cạnh tranh của mình trong kinh doanh.
1. Quản lý chất lượng là gì?
Quản lý chất lượng là hoạt động quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp. Hoạt động này đòi hỏi một sự phối hợp nhịp nhàng, định hướng và kiểm soát tốt về chất lượng. Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà ngày nay tất cả mọi lĩnh vực trong công nghiệp đều đã được áp dụng. Qúa trình này giúp cho khách hàng có những sản phẩm chất lượng tốt nhất, những trải nghiệm tốt nhất đáp ứng được nhu cầu sử dụng của họ. Chất lượng sản phẩm sẽ đi kèm với sự uy tín và đánh giá tốt cho doanh nghiệp đó. Đây là bộ mặt của một doanh nghiệp.
Để định hướng được việc quản lý chất lượng sẽ bao gồm 2 giai đoạn như sau:
- Lập chính sách quản lý chất lượng và mục tiêu hướng đến.
- Hoạch định chất lượng, kiểm soát và đảm bảo chất lượng hiệu quả cao nhất.
2. Quy trình quản lý chất lượng
Bước 1: Lập kế hoạch chất lượng
- Xác định các tiêu chuẩn cho sản phẩm, dự án và những cách thức để hoàn thiện được những tiêu chuẩn đó.
- Đánh giá các tiêu chuẩn dựa trên nhu cầu sử dụng sản phẩm thiết thực từ khách hàng.
- Thiết lập ra các mục tiêu, và các biện pháp kiểm soát trong quá trình.
Bước 2: Đảm bảo chất lượng
- Thực hiện đánh giá quá trình theo mỗi giai đoạn trong dự án theo hệ thống.
- Thu thập những thống kê dựa theo tiêu chuẩn.
- Đảm bảo dự án được đặt ra đạt các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia.
Bước 3: Kiểm soát chất lượng
- Đánh giá chất lượng sản phẩm dựa theo những tiêu chuẩn chất lượng.
- Loại bỏ đi những nguyên nhân làm chất lượng không đảm bảo.
- Đưa ra những giải pháp khắc phục những tình trạng thiếu chất lượng.
- Các phương pháp dùng để giám sát chất lượng như: Thanh gia kiểm định định kỳ, kiểm tra chéo, khảo sát những người làm việc có liên quan đến dự án,…
3. Các phần mềm và công cụ hỗ trợ quản lý chất lượng
Các phương pháp được sử dụng phổ biến phải kể đến là:
- Kiểm soát bằng thống kê: Qúa trình này áp dụng việc thông kê, thu nhập, phân tích dữ liệu để tìm ra được phương pháp cải tiến kịp thời.
- Six sigma: Là một phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh dựa trên thống kê để tìm ra khe hở trong sản xuất.
- 7 tool: công cụ giải quyết các vấn đề trong kinh doanh, giúp nhận diện các vấn đề nhạy bén hơn như các công đoạn lãng phí, kém hiệu quả, nguyên nhân xảy ra lỗi,…
- TPM: Tạo ra môi trường sản xuất không có sự cố cơ học.
- Kaizen: Được hiểu là sự cải tiến liên tục.
- 5S: Là hệ thống tổ chức không gian làm việc theo theo quy trình 5S
4. Vai trò của quản lý chất lượng đối với các doanh nghiệp
Quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp có được những sản phẩm với chất lượng tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Gia tăng được sự trung thành của khách hàng cũng như nguồn khách hàng mới, duy trì được nguồn khách hàng sẵn có.
Giúp cho các doanh nghiệp dễ hàng xử lý những sai xót trong quá trình vận hành.
Nâng cao được năng lực cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển và cải tiến.
Xây dựng và phát triển thương hiệu.
Khi áp dụng quy trình quản lý chất lượng các doanh nghiệp sẽ hạn chế được vấn đề thu hồi sản phẩm bởi nguồn hàng kém chất lượng. Chi phí sản xuất từ đó cũng được giảm bớt mà năng suất lại gia tăng.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách