OKR là gì? Những điều cần biết về OKR

OKR là gì? Những điều cần biết về ORK? Để giải đáp thắc mắc hãy cùng xem qua bài viết này nhé.

OKR LÀ GÌ?

1. OKR Là gì?

OKR được viết tắt từ Objectives and key results có nghĩa là mục tiêu và kết quả chính. Là một phương pháp quản trị doanh nghiệp với mục đích thiết lập mục tiêu ở nhiều cấp từ cấp quản trị đến những cấp quản lý tầm trung và cuối là đội ngũ nhân viên. Chúng hoạt động như một bảng tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho cá nhân. Chúng ta thường thấy ở những bộ phận như: Marketing, IT, kế toán, bán hàng,…

OKR được nghiên cứu bởi Grove và truyền lại chúng cho nhà đầu tư của google và amazon. Sau này được các công ty và doanh nghiệp biết đến nhiều hơn và ngày càng phổ biến.Để hiểu rõ hơn, ta có thể chia OKR thành 2 vế: mục tiêu và kết quả chính

  • Mục tiêu sẽ là những công việc bạn đưa ra dựa trên dữ liệu, điều kiện thị trường, tiềm lực tài chính và con người,… lấy đó làm mục tiêu để đạt được chúng.
  • Kết quả chính: Là những kết quả để đo lường và đánh giá mức đạt của mục tiêu bạn đã đề ra. Những nhiệm vụ có tính thực tế cao không khiến nhiệm vụ đi xa vời, khó lòng đạt được.
OKR LÀ GÌ?
OKR LÀ GÌ?

2. Nguyên lý hoạt động của OKR

Để có thể quản lý mục tiêu của các công ty, doanh nghiệp thì OKR phải có một nguyên lý hoạt động riêng cho mình. OKR hoạt động dựa trên hệ thống niềm tin bao gồm:

  • Tính tham vọng: Mục tiêu đặt ra sẽ cao hơn với ngưỡng năng lực.
  • Tính đo lường: Các mục tiêu có thể đo lường được.
  • Tính minh bạch: Tất cả mọi bộ phận trong công ty đều có thể cùng nhau theo dõi, giám sát quá trình thực hiện mục tiêu qua OKR.
  • Tính hiệu suất: Không dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.

LỢI ÍCH CỦA OKR CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Liên kết nội bộ chặt chẽ: giúp kết nối các bộ phận trong doanh nghiệp, cùng nhau thực hiện mục tiêu chung, tăng hiệu suất cho công việc khi mọi người có chung một chí hướng.

Tập trung vào vấn đề quan trọng: Mỗi bộ phận sẽ có từ 3-5 mục tiêu giúp cho nhân viên nắm rõ nhiệm vụ cần làm.

Tăng tính minh bạch và trao quyền cho nhân viên: Có thể công khai mục đích và công việc trong từng hạng mục. Từ vị trí cao đến thấp đều có thể theo dõi cặn kẽ.

Đo lường tiến độ công việc: Phản ánh tình trạng công việc đầy đủ và chính xác thông qua các chỉ số. Từ đó đo lường được mức độ hoàn thiện mục đích.

Tạo ra kết quả vượt bậc: Đặt ra những mục tiêu vượt với năng lực để lấy động lực. Phát huy được hết khả năng, tạo được sự mong đợi đối với công ty.

CÁC BƯỚC ÁP DỤNG OKR 

1. Chuẩn bị chiến lược OKR

Để chuẩn bị được chiến lược bạn phải xác định được những khó khăn đang mắc phải cần cải thiện. Những mục tiêu mong muốn đạt được trong tương lai.Thông thường chương trình OKR được thiết lập theo hai nhóm đối tượng độc lập.

  • Phân mốc thời gian đạt được mục tiêu theo năm hoặc theo quý. Để dễ dàng kiểm soát tiến độ, bạn nên lập kế hoạch theo từng quý.
  • Phân theo mỗi bộ phận và cùng review lại công việc để linh hoạt thay đổi theo chiến lược tổng thể của công ty.

2. Xây dựng chiến lược OKR

  • Xây dựng tầm nhìn: Mỗi công nghiệp đều có sứ mệnh và tầm nhìn riêng của mình có thể trong 10 năm, 15 hoặc 20 năm.
  • Xác định OKR cho doanh nghiệp. Họp và lên ý tưởng cùng toàn thể nhân viên. Đưa ra thảo luận và lựa chọn một mục tiêu khả thi, đúng đắn.

Lấy ví dụ về một OKR đơn giản tại bộ phận marketing

  • Mục tiêu: Tăng cường độ phổ biến và nhận biết cho thương hiệu.
  • Kết quả then chốt: Tăng lượt truy cập website 20% so với quý gần nhất. Cải thiện thời gian user ở lại trang. Tăng mức độ tìm kiếm trỏ về trang,…

3. Cách đánh giá cho OKR

Thông thường mức độ đánh giá của OKR sẽ trên thang điểm từ 0-1.Trong đó: 0 là điểm cho không mục tiêu được hoàn thành ; Trên 0,5 là mức độ đang đi đúng hướng; 1 là điểm cao nhất là mục tiêu đã được hoàn thành. Và để đánh giá OKR không bị khắt khe thì thông thường sẽ dựa vào hai mốc sau:

Từ 0,6 trở đi: Cho thấy rằng mục tiêu của bạn đang đi theo hướng phát triển, có khả năng hoàn thiện được mục tiêu. Nếu thấy OKR dễ hoàn thành bạn có thể xem lại mục tiêu ban đầu đã đủ thủ thách hay chưa.

Từ 0,4 trở xuống: Cho thấy mục tiêu đang không đạt yêu cầu, nhưng không có nghĩa nó thất bại. Bạn có thể tìm hiểu quá trình diễn ra để xem vấn đề ở mục tiêu quá cao hay do nhân viên làm việc chưa hiệu quả. Để có thể giải quyết kịp thời.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KPI VÀ OKR LÀ GÌ? 

OKR và KPI đều có chung một mục đích là đốc thúc trong công việc. Nhưng khi phân tích thì hai khái niệm này lại hoàn toàn khác nhau. Nhưng xét về yếu tố công việc thì chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong công việc.

  • KPI được xem là thước đo cho mỗi cá nhân hay tập thể sử dụng để theo dõi năng lực làm việc, hiệu suất và khối công việc đảm nhận trong một mốc thời gian nhất định. Và KPI chỉ quan tâm đến kết quả của công việc.
  • OKR lại là một khái niệm có linh hồn hơn, hướng đến những mục đích mà bạn muốn đạt được, là kết quả then chốt để hoàn thành mục tiêu. Là kim chỉ nam dẫn bạn đến những lý tưởng to hơn, bước ra khỏi vùng an toàn và đương đầu thử thách.

Hiểu về OKR là gì? sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để giúp đỡ vcho công việc của mình hơn.

Hệ thống ERP là gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.