OEE là gì? tìm hiểu về hiệu suất thiết bị tổng thể

OEE là gì? tìm hiểu về hiệu suất thiết bị tổng thể và cách tính OEE cho mỗi doanh nghiệp để có thể nắm bắt được thực trạng.

1. OEE là gì?

OEE là gì? tìm hiểu về hiệu suất thiết bị tổng thể
OEE là gì?

OEE – Overall equipment effectiveness hay còn được gọi là hiệu suất tổng thể thiết bị. Đây là một thông số tiêu biểu trong bảo trì năng suất toàn diện (Total Productive Maintenance) được tạo bởi một chuyên gia người Nhật Bản Seiichi Nakajima. OEE chỉ ra mức độ hiệu quả của máy móc theo tỷ lệ %. Hiệu quả của một thiết bị được đánh giá một cách tổng thể thông qua cả 3 yếu tố: thời gian, chất lượng, và tốc độ vận hành. Đây là một tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới để đo lường năng suất và hiệu quả vận hành của một tài sản máy móc thiết bị.

Một OEE hoàn hảo 100% chỉ khi không có thời gian chết, hoạt động sản xuất nhịp nhàng, sản phẩm chất lượng. OEE sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận thấy được các vấn đề trong sử dụng và bảo trì tài sản, từ đó giúp doanh nghiệp cải tiến liên tục.

2. Cách tính hiệu suất OEE

Như đã nói ở trên thì OEE được đánh giá dựa vào 3 yếu tố:

  • Availability: Tỉ lệ vận hành tính theo thời gian
  • Performance: Giá trị biểu thị tính năng (tốc độ, tính liên tục) của thiết bị được tính từ hiệu suất tốc độ vận hành và hiệu suất thực tế
  • Quality: Tỉ lệ giữa số hàng OK sản xuất đưược trong thực tế với tổng số lượng (nguyên vật liệu) đầu vào.

Từ đó, ta có được công thức:

OEE = Availability x Performance x Quality

Availability:

Công thức để tính Availability là:

(Thời gian vận hành lý thuyết – thời gian dừng máy)/ Thời gian vận hành lý thuyết.

Các yếu tố để xét Availability là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và tiến độ của máy móc. Ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất trong một khoảng thời gian đáng kể. Ví dụ như: dừng có kế hoạch hay dừng không có kế hoạch.

Performance:

Công thức để tính Performance là:

(Số lượng sản phẩm x Cycletime)/ (Thời gian vận hành lý thuyết – thời gian dừng máy).

Trong đó, Cycletime là thời gian hay một chu kỳ lý tưởng về thời gian nhanh nhất dựa trên lý thuyết để sản xuất một sản phẩm với đơn vị là phút.

Performance được tính dựa vào các yếu tố mất hoặc giảm hiệu suất gồm có các yếu tố khiến thiết bị sản xuất hoạt động ở tốc độ thấp hơn so với tốc độ có thể chạy tối đa.

Quality:

Công thức để tính Quality là:

Tổng sản phẩm đạt chất lượng/ số lượng sản phẩm đjat chất lượng + số lượng hàng NG.

Để tính được Quality cần xét đến các yếu tố chất lượng sản phẩm không đảm bảo, không đạt tiêu chuẩn chất lượng kể cả các sản phẩm được làm lại sau này.

Ví dụ cách tính OEE

3. Mức độ đánh giá OEE

Một OEE hoàn hảo khi đạt được 100%, tuy nhiên con số này không phải dễ đạt được, tùy vào từng mức độ dựa theo phần trăm mà ta sẽ có những đánh giá như sau:

  • 100%: Hiệu suất sản xuất hoàn hảo, không có thời gian chết, hoạt động sản xuất nhịp nhàng, sản phẩm chất lượng.
  • 85%: so với 100% khó đạt được thì các doanh nghiệp vẫn cố gắng đạt tới mức này.
  • 60%: khi chỉ đạt ở mức 60% chứng tỏ các doanh nghiệp cần phải được cải thiện ở một số điểm để đạt hiệu suất tốt hơn.
  • 40%: đây như một hồi chuông cảnh báo dành cho các doanh nghiệp. Cần kịp thời theo dõi và cải thiện để mang lại hiệu suất cao hơn.

Khái niệm OEE được sử dụng hiệu quả cho 2 trường hợp là một thước đo điểm chuẩn và cả khi là thước đo điểm cơ sở.

  • Khi được dùng như điểm chuẩn, OEE được sử dụng để so sánh hiệu quả của một thiết bị sản xuất với những tiêu chuẩn công nghiệp hoặc để so sánh hiệu quả giữa các ca làm việc khác nhau trên cùng một thiết bị.
  • Khi được dùng như điểm cơ sở, OEE là thông số giúp để theo dõi hiệu xuất sử dụng theo thời gian của một thiết bị sản xuất trong quá trình loại bỏ sự lãng phí.

4. Vai trò của OEE là gì trong doanh nghiệp

Giảm hỏng hóc máy móc thiết bị: Hỏng hóc của máy móc, thiết bị là tổn thất dễ dàng nhìn thấy nhất trong hoạt động sản xuất bởi tính bất thường và sự tác động rõ ràng của nó đến hoạt động sản xuất liên tục trong nhà máy.

Giảm tổn thất trong thiết lập và điều chỉnh thiết bị: điều này thường xuyên xảy ra trong sản xuất. Ví dụ cho tổn thất này là: thiết lập & khởi động vào đầu ca làm việc, khi thay đổi đơn hàng, thay đổi khuôn, thay đổi thông số, thiếu/thay đổi nguyên liệu.

Giảm thời gian dừng vặt khi vận hành thiết bị: Các tình huống thực tế có thể bao gồm sự cố đầu/cuối trên dây chuyền, kẹt vật liệu, dòng sản phẩm bị chặn, cài đặt sai, sắp xếp sai(misaligned), bộ phận cảm biến bị che khuất, vấn đề bản thiết kế sản phẩm, vệ sinh nhanh.

Giảm bớt lỗi khi khởi động: Khi khởi động hoặc điều chỉnh thiết bị, tổn thất với OEE không chỉ nằm ở chỗ dừng máy mà còn gây ra tổn thất khi tạo ra các sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm lỗi này có thể được phát hiện ngay để loại bỏ, sửa chữa hoặc có thể bị đi lọt vào các quá trình tiếp theo và gây tác động lớn hơn đến chất lượng.

Giảm lỗi trong sản xuất: bao gồm các sản phẩm sai lỗi được tạo ra khi thiết bị được cho là hoạt động trong tình trạng ổn đinh, nó còn xảy ra phổ biến sau giao ca (changeovers) và biểu hiện qua các sản phẩm phải làm lại ngay tại công đoạn đó, dẫn đến phế liệu và các sự cố chất lượng ở những công đoạn tiếp theo khi các sản phẩm lỗi bị giữ lại.

>>> Tham khảo: TPM là gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.