Sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ trong một ngày vô cùng lớn, …Và để làm được điều này cần nắm vững những xu hướng cơ bản trong năm 2019 dưới đây…
Sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ trong một ngày vô cùng lớn, để cung ứng đồng đều về cả sản lượng và chất lượng, các doanh nghiệp trong ngành thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng được các thách thức. Và để làm được điều này cần nắm vững những xu hướng cơ bản trong năm 2019 dưới đây…
Ngành thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm vừa qua, tuy nhiên gặp không ít những khó khăn và thách thức. Trong đó có thể thấy chất lượng thức ăn chưa ổn định, độ an toàn thấp, không bổ sung đủ dinh dưỡng…
Đặc biệt là dịch bệnh trong chăn nuôi, vì thế các doanh nghiệp cần nắm vững những xu hướng tất yếu:
1. Dễ bị tác động từ người tiêu dùng
Sự phát triển của xã hội nâng cao cuộc sống của con người, đòi hỏi mọi lĩnh vực phải đáp ứng tối ưu nhất có thể. Và vì thế ngành chăn nuôi cũng ảnh hưởng không nhỏ khi họ ngày càng quan tâm đến chuỗi cung ứng thực phẩm.
Cụ thể là những tiêu chuẩn đối với các protein cho động vật cần tuân theo những hệ thống chuyên môn hóa. Như vậy đã gây ảnh hưởng đến công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi, do đó các thành phần phụ gia, nguyên liệu… cần đạt chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe cho động vật.
2. Nói không với “kháng sinh”
Không sử dụng kháng sinh tăng trưởng trong ngành chăn nuôi vẫn là chủ đề nóng. Tuy nhiên điều này có phần trái ngược khi chúng cần được sử dụng để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh.
Dễ dàng nhận thấy, chăn nuôi không kháng sinh cần đối mặt với các thử thách về sản lượng cũng như dịch bệnh. Như vậy giải pháp tối ưu đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhà chăn nuôi là nghiên cứu rõ vật nuôi của từng vùng để cung ứng và tạo ra những chất thay thế kháng sinh hiệu quả.
3. “Dịch bệnh” mối đe dọa thường trực
Ngành chăn nuôi luôn phải thường trực và sẵn sàng với các giải pháp giảm thiểu rủi ro và bệnh dịch. Mặc dù thức ăn không phải là nơi duy nhất virus trú ngụ nhưng nếu thức ăn có chứa virus ngoại lai trong suốt quá trình vận chuyển sẽ trở thành mối nguy hiểm.
4. Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu
Việc thay đổi, bổ sung các nguồn nguyên liệu luôn được cập nhật và thay đổi sẽ là những thách thức trong năm 2019. Việc thay đổi dinh dưỡng nguồn thức ăn phù hợp với vùng miền đòi hỏi sự nghiên cứu kĩ càng. Vì vậy, các sản phẩm dinh dưỡng cần đáp ứng và duy trì sản lượng ổn định…
5. Cải tiến dây chuyền sản xuất
Sự phát triển toàn cầu kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt, cuốn theo vòng xoáy ngành chăn nuôi cũng cần phải có những thay đổi để tồn tại. Cải tiến dây chuyền trong sản xuất là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp
Như vậy đối với một doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần tối ưu hóa nhà máy, giảm hao hụt, tăng công suất đặc biệt là cải thiện dinh dưỡng thức ăn…
6. Kết luận
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tồn tại trong lĩnh vực chăn nuôi luôn phải đổi mới để tồn tại. Đặc biệt luôn phải theo kịp công nghệ, nắm bắt những giải pháp nhằm tránh các rủi ro không nên có như: hao hụt nguyên liệu, cân ra bao không chính xác…
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách