NET framework là gì? Khái niệm và thành phần

NET framework là gì? Khái niệm và thành phần của NET framework bao gồm những gì? Nó có dễ dàng sử dụng không? Khi thiết kế NET framework cần lưu ý những gì? Hãy cùng tham khảo bài viết này nha. 

1. NET framework là gì?

NET framework là gì?

 

NET framework là một nền tảng lập trình và cũng là một nền tảng thực thi ứng dụng chủ yếu trên hệ điều hành Microsoft Windows được phát triển bởi Microsoft.

Các chương trình được viết trên nền NET framework sẽ được triển khai trong môi trường phần mềm được biết đến với tên Common Language Runtime. Môi trường phần mềm này là một máy ảo trong đó cung cấp các dịch vụ như an ninh phần mềm, quản lý bộ nhớ và các xử lý lỗi ngoại lệ.

NET framework bao gồm các thư viện lập trình lớn, hỗ trợ việc xây dựng các chương trình phần mềm như lập trình giao diện, truy cập, kết nối cơ sở dữ liệu, ứng dụng web, các giải thuật, cấu trúc dữ liệu, giao tiếp mạng,…

NET framework đơn giản hóa việc viết ứng dụng bằng cách cung cấp nhiều thành phần được thiết kế sẵn. Người lập trình chỉ cần học cách sử dụng và tùy theo sự sáng tạo mà gắn kết các thành phần đó lại với nhau.

2. Thành phần NET framework

Một NET framework sẽ gồm có những thành phần cơ bản như sau:

Thành phần NET framework

Common Language Runtime

Common Language Runtime

 

Chúng còn được gọi là “cơ sở hạ tầng ngôn ngữ chung” hoặc “CLI” là một nền tảng mà trên đó các chương trình NET framework được thực thi.

CLI bao gồm các chức năng chính như sau:

Xử lý ngoại lệ

Là các lỗi xảy ra khi ứng dụng được thực hiện

Ví dụ:

  • Nếu ứng dụng cố mở tệp trên local machine nhưng tệp không có.
  • Nếu ứng dụng tìm nạp một số bản ghi từ cơ sở dữ liệu, nhưng kết nối đến cơ sở dữ liệu không hợp lệ.

Garbage Collection

Là quá trình loại bỏ các tài nguyên không mong muốn khi chúng không còn cần thiết nữa.

Ví dụ:

  • Một xử lý tập tin không còn cần thiết: khi ứng dụng đã hoàn thành tất cả các thao tác trên một tệp, thì trình xử lý tệp có thể không còn cần thiết nữa.
  • Kết nối cơ sở dữ liệu không còn cần thiết: Nếu ứng dụng đã hoàn thành tất cả các hoạt động trên cơ sở dữ liệu, thì kết nối cơ sở dữ liệu có thể không còn cần thiết nữa.

Làm việc với các ngôn ngữ lập trình khác nhau

Một developer có thể phát triển một ứng dụng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình NET.

  • Ngôn ngữ: phổ biến nhất là VB.Net và C#
  • Trình biên dịch: sẽ có trình biên dịch tách riêng cho từng ngôn ngữ lập trình.
  • Common Language Interper: đây là lớp cuối cùng trong NET được sử dụng để chạy một chương trình NET.

Framework Class Library

 

NET framework bao gồm một bộ các class library, đây là một tập hợp các phương thức và các hàm có thể sử dụng cho mục đích cốt lõi.

Ví dụ: Có một class library với các phương thức để xử lý tất cả các hoạt động cấp tệp. Vì vậy, có một phương pháp có thể được sử dụng để đọc văn bản từ một tập tin. Tương tự, có một phương pháp để viết văn bản vào một tập tin.

Language (Ngôn ngữ)

Language (Ngôn ngữ)

Winforms

Được sử dụng để phát triển các ứng dụng Forms-based, quá trình này chạy trên end user machine. Notepad là một ví dụ về ứng dụng dựa trên ứng dụng khách.

ASP.Net

Được sử dụng để phát triển các ứng dụng dựa trên web, được tạo để chạy trên bất kỳ trình duyệt nào như Internet Explorer, Chrome hoặc Firefox.

Ứng dụng Web sẽ được xử lý trên một máy chủ, sẽ được cài đặt dịch vụ thông tin Internet.

ADO.Net

Công nghệ này được sử dụng để phát triển các ứng dụng tương tác với Cơ sở dữ liệu như Oracle hoặc Microsoft SQL Server.

Microsoft luôn đảm bảo rằng các .NET framework tuân thủ tất cả các hệ điều hành Windows được hỗ trợ.

3. Ưu nhược điểm của NET framework

Ưu nhược điểm của NET framework

 

Ưu điểm

Tạo ra môi trường thoải mái sáng tạo code cho các nhà phát triển. Dễ dàng sử dụng bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào như C, C++, Python,…. Để viết code.

Code này sẽ có thể dùng cho tương thích với rất nhiều phần cứng mà NET framework hỗ trợ.

Nhược điểm

Dù tương thích với khá nhiều phần cứng, Net Framework vẫn không thể hỗ trợ cho một chiếc máy tính chưa cài công cụ này.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì bạn sẽ chỉ chạy được những chương trình thiết kế dựa trên Net Framework nếu máy bạn đã cài đặt Net Framework.

4. Nguyên tắc khi thiết kế NET framework

Nguyên tắc khi thiết kế NET framework

 

Khả năng tương tác

NET framework cung cấp nhiều hỗ trợ ngược. Ví dụ như bạn đang xây dựng một ứng dụng ở một phiên bản cũ như 2.0 và bạn cố gắng chạy cùng một ứng dụng khác ở phiên bản cao hơn như 3.5. Ứng dụng vẫn sẽ hoạt động.

Bởi vì Microsoft đảm bảo rằng các phiên bản cũ hơn của phiên bản này sẽ có hiệu lực tốt hơn với phiên bản mới nhất.

Linh động

Các ứng dụng được xây dựng trên .NET framework có thể được thực hiện để làm việc trên bất kỳ nền tảng Windows nào.

Trong thời gian gần đây, Microsoft cũng đang phát triển để làm cho các sản phẩm của Microsoft hoạt động trên các nền tảng khác, chẳng hạn như iOS và Linux.

Bảo mật

Các cơ chế bảo mật của NET framework sẵn có giúp xác nhận và xác minh các ứng dụng. Mỗi ứng dụng có thể xác định rõ ràng cơ chế bảo mật của chúng.

Mỗi cơ chế bảo mật được sử dụng để cấp cho người dùng quyền truy cập vào mã hoặc chương trình đang chạy.

Quản lý bộ nhớ

NET framework có khả năng để xem các tài nguyên đang không được sử dụng bởi những chương trình đang chạy. Sau đó, nó sẽ giải phóng các tài nguyên đó cho phù hợp.

Garbage collector chạy theo chu kỳ đều đặn và liên tục kiểm tra tài nguyên hệ thống nào không được sử dụng và giải phóng chúng tương ứng.

Triển khai được đơn giản hóa

.NET framework có các công cụ sử dụng để đóng gói các ứng dụng được xây dựng trên .NET framework. Những gói này sau đó có thể được phân phối cho các máy khách. Các gói sau đó sẽ tự động cài đặt ứng dụng.

5. Hướng dẫn cài đặt NET framework

Bước 1: Chọn mục Control Panel

 

Bước 2: Tiếp tục chọn Programs

Bước 2: Tiếp tục chọn Programs

 

Bước 3: Cửa sổ Programs hiện lên chọn Turn Windows features on or off

Bước 3: Cửa sổ Programs hiện lên chọn Turn Windows features on or off

 

Bước 4: Tiếp tục chọn mục Net Framework

Bước 4: Tiếp tục chọn mục Net Framework

 

Bước 5: Nhấn OK và hoàn thành.

Bước 5: Nhấn OK và hoàn thành.

 

 

>>> Xem thêm: FTP là gì? tìm hiểu giao thức FTP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.