Nền tảng công nghiệp thông minh

Nền tảng công nghiệp thông minh xuất hiện, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không phải là đột ngột, bởi trước đó nó đã được mở ra từng chút với các tiến hóa công nghệ thông minh.

Có thể bạn đã từng nghe ở đâu đó về Internet of Things, điện toán đám mây , data and “big data”, an ninh mạng v.v… tất cả những công nghệ này gộm lại tạo nên một “Nhà máy thông minh” thời 4.0.

Nền tảng công nghiệp thông minh
Nền tảng công nghiệp thông minh

1. Cuộc cách mạng thực sự?


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, đem lại nhiều tiện ích trong hoạt động sản xuất, đời sống…

Khi nhắc tới cách mạng công nghiệp lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 18 với hình ảnh hàng trăm công nhân hoạt động liên tục với những hành động lặp đi lặp lại. Một hình ảnh đã xa nhưng đó chỉ là một giai đoạn phát triển ngắn, khi mà hai cuộc cách mạng công nghiệp lớn diễn ra.

Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra bởi môi trường hoạt động sản xuất trì trệ cần thay đổi. Thế nhưng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 đang diễn ra với vận tốc chưa từng thấy, có thể thay đổi chóng mặt. Vậy tương lai sẽ đi theo hướng nào? Nền tảng công nghiệp thông minh sẽ đem đến thay đổi như thế nào?

2. Nơi khởi đầu 4.0


Để bắt đầu chúng ta cần khái niệm, đó là sự kết nối. Tất cả mọi thứ, toàn bộ, mỗi thành phần đều được kết nối bằng kỹ thuật số. Ý tưởng được bắt đầu đằng sau Internet, là mở rộng nó ra khỏi máy tính…

Và đó chính là sự khởi đầu cho vạn vật kết nối, nơi không còn ranh giới giữa các vật thể, máy móc, phần mềm và con người. Tất cả những thành phần đó sẽ được kết nối không dây tạo nên một hệ sinh thái, các thành phần đó được cải tiến về công nghệ, nâng cao về khả năng kết nối bằng cách nhúng hoặc các hệ thống vật lý không gian mạng. Điều cuối cùng là chúng có thể giao tiếp với nhau tạo ra một mạng riêng của chúng.

3. Tự động tích hợp


Đó là khả năng sản xuất tùy biến, chuyển đổi linh hoạt, dễ dàng thao tác và quản lý nhờ vậy mà các công ty sản xuất nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng.

Việc tích hợp hệ thống sản xuất tự động trong thời đại 4.0 đã đem lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp.

  • Giảm thiểu chi phí
  • Giảm thiểu nhân công lao động
  • Hạn chế rủi ro
  • Nâng cao chất lượng thành phẩm…

Cuộc cách mạng lần thứ 4 thực sự đã mang lại cho doanh nghiệp “sức bật” sự chuyển mình mạnh mẽ. Sự hài lòng với những cải tiến thông minh, tăng cao năng suất, thậm chí vượt qua lợi tức đầu tư dự kiến…

4. Vấp phải thử thách


Điều này không tránh khỏi!

Qúa trình thay đổi nào cũng vậy, cần thời gian thích ứng cũng  như khả năng thích ghi. Đối với nhà máy, doanh nghiệp cần sự mạnh mẽ. Họ phải sẵn sàng thay đổi hệ thống, thực hành làm việc làm quen mô hình nhà máy… Và tất cả đều nằm ở khâu “chuẩn bị”.

Có thể ví “chuẩn bị” là chìa khóa vạn năng trong mọi hành trình, sự chuẩn bị kĩ có thể dẫn dắt tốt hơn. Nhưng thời gian sẽ không cho phép bạn chuẩn bị lâu, nếu bạn chần chừ chậm thay đổi sẽ là cơ hội cho những ai muốn tạo ra khoảng cách lớn, thậm chí là thất bại.

5. “Tiềm năng” từ cách mạng công nghiệp 4.0


Công nghiệp thông minh cung cấp các giải pháp tự động hóa dần thích ứng với các mô hình kinh doanh sản xuất, khả năng biến tấu linh hoạt, sản xuất theo yêu cầu, kiểm soát dễ dàng… Dây chuyền sản xuất tự động với các thiết bị thông minh cho phép giảm thiểu chi phí bảo trì, hạn chế lỗi sản xuất đồng thời giúp dự báo các lỗi cần bảo trì hiệu quả.

Một hệ thống hoàn toàn tự động sẽ không cần quá nhiều nhân lực trực tiếp trong nhà máy để vận hành, nâng cao môi trường làm việc, hạn chế các thao tác lao động chân tay.

Một doanh nghiệp muốn đứng vững và tồn tại bắt buộc phải thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất, tạo nên hệ sinh thái mới cho phép nâng cao chất lượng sản xuất, khi đó các doanh nghiệp không chỉ cung cấp một sản phẩm, bất kể đó là B2B hay B2C…cho tới các dịch vụ

Dù thích hay không việc thay đổi nhanh chóng mô hình sản xuất, nâng cấp hệ thống chắn chắn sẽ là xu hướng của tương lai, là xu hướng hội nhập toàn cầu, là xu hướng “Nền tảng công nghiệp thông minh”…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.