Năng lượng là gì? Các loại năng lượng phổ biến trong công nghiệp

Năng lượng là gì? Năng lượng luôn xuất hiện xung quanh trong đời sống của chúng ta và chúng được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Qua bài viết này chúng ta sẽ cùng xem có bao nhiêu loại năng lượng được sử dụng phổ biến trong công nghiệp nhé.

1. Năng lượng là gì?

Năng lượng trong vật lý được định nghĩa là đại lượng vật lý mà phải được chuyển đến một đối tượng để thực hiện một công trên, hoặc để làm nóng, các đối tượng.

Năng lượng là thứ mà được coi là một đại lượng được bảo toàn, năng lượng có thể được chuyển đổi thành các dạng khác nhau, nhưng không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi.

Hay hiểu đơn giản hơn thì năng lượng là một tài nguyên thiên nhiên, là một dạng vật chất được xuất phát chủ yếu từ hai dạng là năng lượng mặt trời hoặc năng lượng từ lòng đất.

Năng lượng là gì?

2. Vai trò của năng lượng đối với cuộc sống

Năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện nay, chúng ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Tuy nhiên tổng số năng lượng trong vũ trụ là có hạn, con người không thể tạo ra cũng  không thể tiêu hủy chúng. Mà chỉ có thể chuyển đổi, biến đổi nó từ một dạng năng lượng này thành một năng lượng khác.

Năng lượng có mặt ở xung quanh các hoạt động sinh hoạt của con người. Ví dụ:

  • Cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để duy trì sự sống.
  • Nhiên liệu cung cấp năng lượng để xe, tàu, máy bay hoạt động.
  • Năng lượng như gió, nước tạo ra điện để sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt.

Vai trò của năng lượng đối với cuộc sống

3. Phân loại các dạng năng lượng sử dụng phổ biến hiện nay

Năng lượng tái tạo

Năng lượng tái tạo hay còn gọi là năng lượng sạch, trong tiếng Anh còn được gọi là Recycled energy. Các năng lượng thuộc nhóm này như sóng, gió, mặt trời, địa chấn,.. đều là những nguồn năng lượng vô hạn.

Các dạng năng lượng tái tạo:

  • Năng lượng mặt trời: là dạng năng lượng đến từ dòng bức xạ điện tử của mặt trời, được sử dụng phổ biến ở hai dạng là nhiệt và điện.
  • Năng lượng gió: được tạo từ động năng do sự chuyển động của các luồng không khí trong khí quyển.
  • Năng lượng nước: là dạng năng lượng được sinh ra từ thế năng của dòng nước, làm quay tuabin máy phát điện.

Năng lượng tái tạo

Năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu

Năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu gồm 2 dạng năng lượng chính là năng lượng địa nhiệt và năng lượng hạt nhân.

  • Năng lượng địa nhiệt: được lấy ra từ tâm của Trái Đất và khai thác dưới hai dạng phổ biến là điện và nhiệt.
  • Năng lượng hạt nhân: là công nghệ hạt nhân dùng để tách các năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử trong các lò phản ứng hạt nhân được kiểm soát.

Tuy nhiên ở hai dạng này đều không phổ biến ở Việt Nam. Đối với năng lượng địa nhiệt thì ở các nước như Mỹ, Pháp, Nhật khuyến khích khai thác, còn ở Việt Nam đã có nhà máy nhiệt điện nên phương pháp này cũng chưa được áp dụng.

Đối với năng lượng hạt nhân đòi hỏi phải có kỹ thuật cao mới có thể khai thác, nên chúng ít được khuyến khích khai thác để tránh các rủi ro lớn.

Năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu

Năng lượng không có khả năng tái tạo và có giới hạn

Ở dạng năng lượng này thì phải kể đến than đá, khí đốt, dầu mỏ,… Dạng năng lượng này không có khả năng tái tạo và có giới hạn khi khai thác.

Năng lượng không có khả năng tái tạo và có giới hạn

4. Các năng lượng được sử dụng trong công nghiệp và ứng dụng

Ở trên chúng ta đã tìm hiểu về năng lượng là gì? và các loại năng được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy hãy cùng xem năng lượng được ứng dụng như thế nào trong ngành công nghiệp hiện nay nhé.

Năng lượng từ than đá

Theo như lịch sử ghi chép thì than đá được sử dụng để tạo năng lượng từ khá sớm. Từ cuối thế kỷ 19 các ngành công nghiệp đã tận dụng năng lượng này phổ biến. Sang đến đầu thế kỷ 20 thì ngành công nghiệp luyện kim chính thức lên ngôi

Hiện nay việc khai thác và sử dụng than đá đã giảm đi rất nhiều, giá thành cũng bị đẩy lên cao khiến các doanh nghiệp không còn ưa chuộng sử dụng, chỉ còn lại số ít các doanh nghiệp là đang sử dụng chúng.

Năng lượng từ than đá

Dầu mỏ, khí đốt

Dầu mỏ và khí đốt đã đóng góp rất nhiều cho các ngành công nghiệp hóa chất, hóa dầu ở nửa sau thế kỷ 20.

Tính đến nay thì năng lượng dầu mỏ, khí đốt vẫn giữ một phần quan trọng trong sản xuất thế giới. Nhưng vì đây là một dạng năng lượng không tái tạo nên các ngành công nghiệp cũng đang dần chuyển sang sử dụng ngành năng lượng nhiều tiềm tàng.

Dầu mỏ, khí đốt

Năng lượng thủy điện

Ở Việt Nam, đây là một trong những nguồn năng lượng đang được sử dụng phổ biến nhất. Đối với những ngành công nghiệp sản xuất đòi hỏi tiêu thụ lượng điện lớn thì điện là năng lượng không thể thiếu.

Thủy điện được tạo ra bởi thế năng của dòng nước làm chạy các tuabin phát điện. So với những loại nhiên liệu hóa thạch thì thủy điện giúp tiết kiệm chi phí và nhân công đáng kể.

Năng lượng thủy điện

Năng lượng hạt nhân

Năng lượng hạt nhân đem đến hiệu suất cao tạo ra nguồn điện độc lập mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý hay điều kiện từ tự nhiên.

Tuy nhiên việc sử dụng năng lượng hạt nhân lại không được khuyến khích khai thác bởi độ rủi ro cao. Mặc dù chúng phù hợp hết với các ngành công nghiệp.

Năng lượng hạt nhân

Năng lượng tái tạo

Để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp hơn thì nhiều quốc gia đang khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng này, chuyển đổi việc sử dụng nguồn hóa thạch, hữu hạn sang nguồn năng lượng có khả năng tái tạo. Điển hình là:

  • Năng lượng mặt trời: tạo ra nhiệt và điện, trong công nghiệp chúng được dùng cho các công đoạn như đun nước, điều chỉnh nhiệt, sấy nông sản, sản xuất pin quang điện, cung cấp điện cho các loại máy móc,…
  • Năng lượng gió: là nguồn năng lượng giúp các tuabin hoạt động tạo ra điện hay dùng để vận hành một vài máy móc, thiết bị.

Năng lượng địa nhiệt

Được khai thác và sử dụng dưới hai dạng là điện và nhiệt.

Năng lượng địa nhiệt

Như bài viết đã đề cập thì năng lượng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, nhưng bạn phải biết cách khai thác và sử dụng đúng cách thì mới có thể đem lại hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về năng lượng là gì?

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về điện năng lượng mặt trời

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.