Mô hình Dropshipping là gì? ưu và nhược điểm của mô hình Dropshipping có sự khác biệt gì so với những mô hình bán lẻ truyền thống. Để giải đáp được thắc mắc hãy cùng tham khảo qua bài viết này nhé.
Mô hình Dropshipping là gì?
Mô hình Droshipping là một phương pháp bán hàng, thực hiện bán lẻ các sản phẩm mà cửa hàng không lưu trữ sản phẩm trong kho của mình. Nói một cách dễ hiểu thì đây là một mô hình kinh doanh trực tuyến mà bạn không cần bỏ vốn, không cần nhập hàng nhưng vẫn bán được sản phẩm. Công việc của bạn là tìm kiếm những khách hàng quan tâm đến sản phẩm và quảng bá sản phẩm thu hút sự chú ý của khách hàng.
Mô hình này khác hoàn toàn với những mô hình bán lẻ thông thường. Khi bạn có được khách hàng thì nhà sản xuất ( được gọi là bên thứ 3) sẽ gửi hàng đến cho khách hàng của bạn. Lợi nhuận mà bạn thu được sẽ là sự chênh lệch về giá bán giữa nhà sản xuất và giá bán mà bạn công khai với người mua hàng.
Mô hình Dropshipping càng ngày càng được phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp lớn đã bắt đầu quan tâm đến và sử dụng. Ở Việt Nam những nền tảng chắc hẳn không còn xa lạ với chúng ta đó là Shoppe, Lazada, Tiki,…
Hình thức kinh doanh của mô hình Dropshipping
Mô hình Dropshipping được triển khai theo 4 bước như sau:
Bước 1: Tìm kiếm sản phẩm để bán theo xu hướng của thị trường, các sản phẩm mang lại giá trị cho người bán lẫn người mua. Bạn có thể sử dụng các công cụ như google trends, top seller của shoppe, Lazada, amazon,… để nắm bắt được xu hướng và những sản phẩm đang được quan tâm.
Bước 2: Tìm kiến nguồn hàng có chất lượng cũng như giá cả tốt nhất. Đặc biệt là sự uy tín từ các nguồn cung cấp để tránh bị lợi dụng lừa đảo. Một số nền tảng mà bạn có thể tham khảo như: Taobao, 1688, Tmall, Osiris: nền tảng của các mỹ phẩm và đồng hồ chính hãng, Sunrise Wholesale: nền tảng về thời trang, shoppe, Lazada,…
Bước 3: Tạo cửa hàng online bằng cách tạo một website hay tạo một cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử,…
Bước 4: Tìm kiếm khách hàng bằng cách quảng bá sản phẩm, tạo những content hay, những hình ảnh đẹp. Khi có đơn hàng, bạn sẽ gửi địa chỉ khách hàng cho nhà cung cấp, họ sẽ thay bạn vận chuyển sản phẩm đến khách hàng.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Dropshipping
1. Ưu điểm mô hình Dropshipping
Mô hình Dropshipping này ngày càng trở nên phổ biến chắc hẳn sẽ có những ưu điểm khiến chúng trở nên thịnh hành, hãy cùng điểm qua nhé.
- Vận hành tổ chức dễ dàng, các thao tác gọn lẹ chỉ qua các bước cơ bản như đã nói ở trên.
- Chi phí tổ chức bán hàng thấp, bạn không cần bỏ vốn nhập hàng, vốn lưu trữ và bảo quản,… bạn cũng không cần phải chịu chi phí như đóng gói, xử lý hàng hóa, vận chuyển sản phẩm,… Thứ bạn cần bỏ ra duy nhất là tạo nên kênh bán hàng và quảng cáo chúng đến người tiêu dùng.
- Rủi ro kinh doanh thấp, bạn không cần bận tâm đến các sản phẩm tồn kho vì không cần nhập hàng, bạn không lo lỗ vốn nếu như muốn ngừng kinh doanh.
- Thị trường rộng lớn, bạn có thể bán ở mọi nơi trong mọi thời điểm.
- Gian hàng tự do hơn, bạn có thể kinh doanh được nhiều mặt hàng với nhiều mức giá khác nhau kể cả chúng không có sự liên quan.
- Mở rộng quy mô dễ dàng hơn. Khác với những mô hình bán lẻ thì Dropshipping không cần phải có cửa hàng, không cần kho lưu trữ, không cần văn phòng vận hành,… Bạn chỉ cần tiếp cận được càng sàn giao dịch, các kênh bán hàng là đã có thể mở rộng kinh doanh.
2. Nhược điểm mô hình Dropshipping
Bên cạnh nhưng ưu điểm của mô hình Dropshipping thì song song vẫn còn những nhược điểm mà hiện nay vẫn chưa được khắc phục:
- Lợi nhuận thâp so với mô hình bán lẻ truyền thống, mức độ chiết khấu dựa vào sự chênh lệch giữa nhà cung cấp và khách hàng.
- Chịu trách nhiệm với khách hàng: Bạn không trực tiếp cung cấp sản phẩm, nhưng với cương vị là người tiếp cận khách hàng đầu tiên nên bạn sẽ chịu những phản hồi từ khách hàng, có thể là tích cực cũng có thể là tiêu cực.
- Khó kiểm soát: Bạn không nắm rõ được chất lượng, số lượng hàng tồn tại. Bạn sẽ không nắm được thời gian giao hàng đến khách hàng hay những ưu đãi, sản phẩm tặng kèm dành đến họ. Điều này khiến bạn khó có thể chăm sóc được khách hàng. Độ tương tác và trung thành không có nhiều.
- Mức độ cạnh tranh cao: Bạn sẽ không phải là duy nhất đối với nguồn cung cấp nên khả năng cạnh tranh sẽ cao. Bắt buộc bạn phải đầu tư và chú tâm vào việc marketing sản phẩm.
Cách nền tảng Dropshipping uy tín
1. Mô hình Dropshipping trên Shopee
Ở Việt Nam Shoppe đang dẫn đầu về lượt truy cập trong các trang mạng điện tử, theo ước tính 1 ngày có đến hơn 1 triệu lượt truy cập. Với độ phổ biến cao như vậy, đây chắc chắn là nền tảng để bạn tạo dựng một của hàng online. Ngoài ra Shoppe còn có những ưu điểm cần kể đến như:
- Chính sách miễn phí vận chuyển hay các voucher giảm giá, giúp khách hàng nhận được nhiều ưu đãi hơn, tăng độ hài lòng.
- Shoppe không giới hạn về người dùng, bất kỳ cá nhân nào cũng có thể tạo 1 gian hàng riêng cho mình.
- Mức phí của Shoppe cùng khá là hợp lý, ngoài ra bạn còn được hưởng ké retargeting từ sàn giao dịch này.
2. Mô hình Dropshipping trên Lazada
Bên cạnh với Shoppe thì Lazada là một đối thủ đáng gờm của chúng, vậy không dại gì mà bạn không thử tạo một gian hàng trên sàn này.
- Bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong 1 ngày.
- Lazada cũng có những chính sách cực tốt đối với các cộng tác viên.
- Nền tảng trang web và app của chúng cũng dễ dùng, thân thiện với mọi đối tượng.
- Ngoài ra Lazada còn có khả năng giao tiếp quốc tế vì thị trường của chúng khá rộng, nên việc liên kết với các nước không quá khó khăn.
3. Mô hình Dropshipping trên eBay
Đây là sàn giao dịch lớn thứ hai trên thế giới, được thành lập từ năm 1995 có trụ sở tại Hoa Kỳ. Cách hoạt động của chúng cũng tương tự như Shopee, Lazada, Tiki,… có một điểm khác giữa chúng là eBay cho người dùng có thể đấu giá sản phẩm. Một ví dụ đơn giản cho bạn dễ hình dung:
Cùng một sản phẩm giống nhau nhưng trên Amazon có giá 20$, bạn sẽ lấy những thông tin đó để đăng bên eBay với giá chênh lệch 30$. Khi có khách đặt hàng qua eBay bạn sẽ lấy thông tin và qua Amazon đặt món hàng gửi đến địa chỉ của khách. Ở đây, Amazon có vai trò như một nhà cung cấp.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách