MÔ HÌNH ĐIỆN MẶT TRỜI DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH

MÔ HÌNH ĐIỆN MẶT TRỜI DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH

TIẾT KIỆM TÀI CHÍNH – BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điện mặt trời không còn là một nguồn điện năng quá “xa xỉ” đối với các hộ gia đình. Hiện nay, với những phát triển về công nghệ, chi phí lắp đặt điện mặt trời đã giảm và nguồn năng lượng này bắt đầu có xu thế đi vào đời sống của những gia đình khá giả.

Khi nói tấm điện mặt trời có công suất 135Wp, tức ánh sáng đạt đến 1.000W/m2 (lúc trời nắng tốt, không có mây che, góc chiếu thẳng), nhiệt độ môi trường là 25°C, tấm điện mặt trời cho ra dòng điện DC có công suất 135W. Đây cũng là đơn vị hay được dùng để tính đơn giá.

MÔ HÌNH ĐIỆN MẶT TRỜI DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH
MÔ HÌNH ĐIỆN MẶT TRỜI DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH

Theo đó, tại TP.HCM, lượng ánh sáng mặt trời trung bình năm là 5,20 kWh/ngày, tại Hà Nội 3,84 kWh/ngày, Đà Nẵng 4,88 kWh/ngày. Vậy nếu nhà bạn tại TP.HCM, khi lắp 1kWp tấm điện mặt trời thì trung bình mỗi ngày, hệ điện mặt trời này cho ra lượng điện là 5,20 kWh. Nếu gia đình bạn sử dụng điện 350 kWh/tháng thì chỉ cần lắp hệ thống điện mặt trời 3kWp là đủ (đã tính tổn hao trên các thiết bị).

Tấm điện mặt trời có diện tích 1mcông suất 135-150Wp. Vậy để lắp đặt 1kWp thì cần diện tích khoảng 8m2.

Chi phí lắp đặt trọn gói cho hệ thống sử dụng trong hộ gia đình, văn phòng nhỏ là 18-20 triệu đồng/kWp (tùy theo thiết bị sử dụng). Ngoài ra, trên thị trường còn có bán các loại “kit” (gồm tấm điện mặt trời, bộ sạc, ắc quy, bóng đèn LED… đóng trong một hộp gọn nhẹ) 20-25Wp chỉ dành cho thắp sáng (2-4 đèn LED), có giá khoảng 2,7-3 triệu đồng/bộ.

Với chi phí lắp đặt ban đầu khá cao, nếu gia đình bạn đang ở thành phố có sẵn điện lưới quốc gia cung cấp điện thì khoan nghĩ đến việc thay thế hoàn toàn bằng điện mặt trời.
Tốt nhất bạn chỉ cần lắp đặt một hệ thống nhỏ 500-1.000Wp, dùng cho chiếu sáng, vi tính, tivi… Bình thường có thể tiết kiệm đáng kể tiền điện trả hằng tháng, góp phần bảo vệ môi trường.

MÔ HÌNH ĐIỆN MẶT TRỜI DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH
MÔ HÌNH ĐIỆN MẶT TRỜI DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH

Hiện nay, theo ông Trịnh Quang Dũng, mỗi tháng gia đình ông chỉ trả tiền điện cho công ty điện lực khoảng 700.000 đồng, còn lại hệ điện mặt trời ông đã lắp đặt cung cấp 250-300kWh điện/tháng. Ông nói vui nhà ông chẳng bao giờ biết mất điện dù ngành điện có cúp điện bao lâu đi nữa. Bởi hầu hết thiết bị điện trong nhà như tivi, đèn, quạt… đều dùng điện mặt trời. Chỉ còn máy lạnh, bình điện đun nước nóng là dùng nguồn điện lưới quốc gia (EVN).

Cái được của hệ điện mặt trời ở ngôi nhà là chủ động được nguồn điện, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo. Còn chất lượng điện từ nguồn điện mặt trời ngang bằng với chất lượng điện lưới quốc gia – ông Dũng khẳng định.

Ông Trịnh Quang Dũng rửa các tấm pin mặt trời để chúng hấp thụ ánh nắng tốt hơn

  • Ông Dũng cho biết mới lắp đặt một thiết bị cho phép điện mặt trời hòa vào điện lưới. Khi hệ điện mặt trời cung cấp thiếu hụt 20% nhu cầu điện cho ngôi nhà thì “thiết bị thông minh” này sẽ tự động lấy đủ lượng điện từ nguồn điện lưới quốc gia để bù đắp lượng điện thiếu hụt. Còn nếu lượng điện từ hệ điện mặt trời dư thừa thì thiết bị đó đưa vào trữ ở các bình ắc quy như một nguồn dự phòng
  • Hệ điện mặt trời nhà ông Dũng hiện có công suất 2kW, đầu tư thiết kế tốn khoảng 40 triệu . Nhưng theo ông Dũng, giá cả hiện nay có mềm hơn đôi chút, có thể giảm khoảng 1-2 triệu so với lúc ông lắp đặt.
  • Nhiều quốc gia đã và đang lao vào cuộc chạy đua này. Cộng đồng châu Âu đã hoàn tất chương trình 600.000 mái nhà điện mặt trời và tuyên bố sau năm 2020 sẽ cho ra đời loại nhà “zero energy house”, nghĩa là những loại nhà này khi xây lên phải tự đảm bảo điện, không lấy từ nguồn điện lưới. Riêng nước Đức có gần 300.000 mái nhà điện mặt trời và dự kiến đến năm 2020 sẽ đảm bảo 47% năng lượng mới (năng lượng gió, năng lượng mặt trời…) so với tổng nhu cầu năng lượng chung.
  • “Việc đầu tư sử dụng điện mặt trời hiện nay chưa mang lại lợi nhuận gì cho gia đình tôi. Nhưng nếu Nhà nước có chính sách thì không chỉ có gia đình tôi mà có thể sẽ xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn ngôi nhà dùng điện mặt trời như gia đình tôi.  Ví dụ, có chính sách cho hòa điện mặt trời với điện lưới. Hộ dân sẽ gắn loại đồng hồ hai chiều giống như ở Đức. Đến cuối tháng, nếu đồng hồ báo chỉ số dương thì hộ dân phải trả tiền mua điện, còn ngược lại thì hộ dân sẽ được nhận tiền bán điện từ nguồn điện mặt trời dư thừa không sử dụng hết. Như vậy, vô hình trung giá điện mặt trời sẽ rẻ đi. Hiện nay, tính ra tôi làm ra 1W điện mặt trời có giá thành khoảng 8-9 USD, còn nếu có chính sách bán điện mặt trời cho điện lưới nhà nước thì giá thành còn khoảng 5 USD”, Ông Trịnh Quang Dũng cho hay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.