Máy ép cám viên thức ăn chăn nuôi, để tạo ra những thức ăn cám dạng viên cho gia súc hay thủy hải sản, ngoài máy sấy, máy nghiền thì máy ép thức ăn viên là loại máy gần như được xem là quan trọng nhất. Cùng Thuận Nhật tìm hiểu máy ép thức ăn viên là gì, cấu tạo và các loại máy phổ biến trên thị trường hiện nay ở bài viết này nhé.
1.Máy ép thức ăn viên là gì? Cấu tạo cơ bản
1.1.Máy ép thức ăn viên là gì?
Máy ép cám viên thức ăn chăn nuôi dạng viên nén là một loại máy dùng để nghiền thành viên, được sử dụng rộng rãi cho một số nguyên liệu sinh khối, trong các nhà máy năng lượng, nhà chế biến gỗ, nhà máy điện, nhà máy phân bón, chế biến thức ăn gia súc, nhà máy hóa chất.
Các loại máy ép thức ăn viên này thường sử dụng 2 hoặc 3 trục lô quay vòng tạo lực ép, ép bột mùn cưa, vỏ trấu hoặc ép các nguyên liệu khác vào bộ khuôn bên trong để tạo hình viên.
Chất lượng viên nén sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu của nguyên liệu, chất kết dính, khuôn và lực ép do động cơ chính tạo ra.
Viên nén có kích thước Φ 6 đến 8 mm, dài 30 đến 40 mm, được sử dụng trong hệ thống lò đốt, lò sưởi, lò hơi…
1.2.Cấu tạo cơ bản của máy ép cám viên
Dù là kiểu máy ép thức ăn viên nào, chúng cũng được cấu tạo bởi những bộ phận quan trọng: hộp số (tốc độ máy), khuôn tạo viên nén.
a. Hộp số (tốc độ máy)
Các máy ép thức ăn tạo viên nén đều được dẫn động thông qua các hộp số thích hợp nhắm tạo ra các viên nén với các vật liệu khác nhau.
Việc sử dụng hộp số có tỷ số truyền khác nhau sẽ cho ra tốc độ quay của khuôn và con lăn ép khác nhau. Khi sử dụng tốc độ hộp số thấp, sử dụng nhiều momen (lực ép), nhưng lại quay với tốc độ thấp thì điều này hoàn toàn phù hợp với việc nén ép tạo ra viên gỗ, sử dụng vật liệu vào là mạt gỗ cứng. Nếu sử dụng ở tốc độ thấp thì máy nén ép sẽ yêu cầu ít chất kết dính và bôi trơn. Đối với máy nén ép chạy với tốc độ cao, điều này sẽ dẫn đến moment lực nhỏ. Như vậy sẽ phù hợp với việc nén các viên nén sử dụng nguyên liệu có khối lượng riêng thấp như: thức ăn gia súc, rơm, cỏ. Do đó, với tốc độ cao thì sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm.
Điều quan trọng nhất mà người sử dụng cần quan tâm trong quá trình tạo viên nén là vật liệu tạo viên nén. Bởi vì một số vật liệu khi được nén qua khuôn của máy tạo viên với tốc độ cao sẽ không đảm bảo tính chất, độ bền cơ học hay nhiệt lượng của viên nén. Điều này đồng nghĩa với việc khi đó công suất của máy nén và động cơ không thể cung cấp đủ lực nén ép tạo viên theo mong muốn.
b. Khuôn tạo viên nén
Mỗi loại khuôn có kích thước chiều sâu của lỗ khuôn khác nhau, được sử dụng trong các máy nén ép tạo viên. Thông số quan trọng của lỗ khuôn cần được chú ý trong suốt quá trình sản xuất viên nén là chiều sâu của lỗ khuôn:
- Đường kính lỗ khuôn: Khuôn viên nén nếu có kích thước khác nhau thì sẽ có kích thước lỗ khuôn khác nhau. Dải lỗ thường có kích thước từ 1mm đến 10mm. Đối với viên nén gỗ, kích thước được quy định là 6mm hoặc 8mm. Viên nén gỗ có đường kính 6mm, được sử dụng để làm chất đốt cho các lò sưởi, loại 8mm thường được sử dụng làm chất đốt cho các lò hơi.
- Chiều dài lỗ khuôn (chiều dài viên nén): chiều dài của lỗ khuôn càng lớn thì cần lực ép càng lớn và nhiệt sinh ra trong quá trình ép cũng sẽ lớn do lực ma sát giữa vật liệu và bề mặt lỗ khuôn. Do đó cần máy có truyền động chậm và mô men lực ép lớn, công suất động cơ ép lớn.
- Chiều sâu miệng lỗ khuôn: Đây là thông số vô cùng quan trọng của lỗ khuôn, cần được quan tâm trong suốt quá trình sản xuất viên nén. Góc mở của miệng lỗ khuôn là yếu tố quyết định đến chất lượng viên nén, đối với một vài loại vật liệu thì nhà sản xuất còn quy định rõ về góc mở của miệng lỗ khuôn.
2.Các loại máy ép cám viên phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy ép thức ăn viên, phổ biến nhất trong các loại máy ép viên là: Máy ép viên khô, máy ép viên dạng cầm tay và máy ép viên mini.
2.1. Máy ép viên khô
Máy ép viên dạng khô là dạng mà nguyên liệu được ép và làm chin trong một lần đi qua cơ cấu ép mà không cần phải nấu chín nguyên liệu trước.
Nguyên tắc làm việc của máy ép viên thức ăn dạng khô: Khi nguyên liệu được nấu chín bởi nhiệt độ cao trong buồng ép cùng áp suất lớn làm sự hồ hóa tinh bột thô có trên bề mặt của các thành phần nguyên liệu tạo nên sự kết dính. Sau khi vào máy ép viên 20 giây, thức ăn đi từ điều kiện khô không khí (khoảng 10-12 % độ ẩm) ở nhiệt độ môi trường, đến độ ẩm 15-16 % ở 80-90°C. Sau đó nguyên liệu này được ép qua lỗ nhỏ của khuôn tạo nên viên thức ăn. Trong quá trình này sự ma sát làm nhiệt độ tăng lên lên gần 92 ° C làm chín thêm viên thức ăn khi ra khỏi máy ép viên.
2.2.Máy ép viên dạng cầm tay
Máy ép viên dạng cầm tay thường là dạng máy nhỏ chuyên dùng để ép cám hạt cho chim cảnh, chim chào mào, chim sáo, chim họa mi,…
Thường máy được thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ 1,5kg rất dễ vận hành.
Máy có năng suất đùn ép khoảng 5kg/giờ. Kích thước viên cám dài từ 1,5-3mm, phù hợp với các loại chim nhỏ, chim cảnh.
2.3.Máy ép cám viên mini
Máy ép cám viên mini là dạng máy ép viên thường được chế tạo sử dụng nguồn điện gia đình 220V tiện dụng cho mọi hộ gia đình.
Đối với dạng máy này, người dùng có thể tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu sử dụng: Điều chỉnh ốc gắn trên lưỡi dao trước cửa ra sản phẩm để điều chỉnh độ dài của viên cám từ 0,2-1cm.
Loại máy này có thể ép được các nguyên liệu dạng cám và dạng hỗn hợp. Tuy nhiên, để viên cám đồng đều đủ các thành phần thì nên ép nguyên liệu ở dạng cám sẽ hiệu quả hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về máy ép thức ăn viên. Hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích để tham khảo về máy ép cám viên thức ăn chăn nuôi.
>>> Tham khảo về: Máy ép cám viên công suất lớn
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách