Lean là gì? Lean trong hoạt động sản xuất

Lean là gì? Lean trong hoạt động sản xuất đóng vai trò như thế nào? Lý do các doanh nghiệp hiện nay đều đang áp dụng mô hình Lean rộng rãi là gì? Hãy cùng xem qua bài viết này để cùng tìm hiểu nhé. 

1. Lean là gì?

Lean là gì?

Mô hình Lean hay còn gọi là Lean Manufacturing được áp dụng trong quản lý tinh gọn. Theo cách định nghĩa dễ hiểu nhất về Lean thì đây là một phương pháp được áp dụng rộng rãi cho các quy trình trong doanh nghiệp ở mọi quy mô. Giúp các đơn vị, doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh theo cách lành mạnh, thông minh và bền vững hơn.

Lean cho phép các tổ chức và doanh nghiệp tối ưu hóa toàn bộ dòng giá trị từ việc rút ngắn tầm nhìn đến thời gian chu kỳ giá trị. Cải thiện tốc độ và chất lượng tổng thể trong quá trình sản xuất.

Ngoài ra còn cải thiện các khía cạnh khác ảnh hưởng đến việc phân phối hàng hóa, hướng đến nỗ lực cuối cùng là gia tăng giá trị cho khách hàng.

Lean được áp dụng trên phạm vi rộng rãi, những đối tượng tổ chức có thể áp dụng LEAN đã vượt ra khỏi ranh giới các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống để mở rộng ra các lĩnh vực cung cấp dịch vụ, chẳng hạn chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, du lịch, ngân hàng, văn phòng, bệnh viện, những cơ quan hành chính,…

2. Lịch sử hình thành mô hình Lean

Lịch sử hình thành mô hình Lean

Mô hình Lean được nhận diện ban đầu với những mục đích cơ bản, bắt nguồn từ cuốn sách “Poor Richard’s Almanack” của Benjamin Franklin. Ông cho rằng việc giảm thiểu các lãng phí không cần thiết có thể giúp tang lợi nhuận và tăng doanh số bán hàng.

Tiếp sau đó, các nhà kinh tế học lớn cũng dần đưa ra những quan điểm tương đồng và đưa ra những bước sơ khai cho mô hình này. Và đến năm 1990 thì thuật ngữ Lean Manufacturing mới được chính thức có mặt trong cuốn “The Machine that Changed the World” và có các định nghĩa rõ ràng về LEAN.

Các cấp độ khác nhau bao gồm: Lean manufacturing (sản xuất tinh gọn), Lean enterprise (doanh nghiệp tinh gọn) và Lean thinking (tư duy tinh gọn).

3. Mục tiêu chính của Lean là gì?

Mục tiêu chính của Lean là gì?

Mô hình sản xuất tinh gọn lean nhắm đến mục tiêu là cùng với một mức sản lượng đầu ra nhưng sản lượng đầu vào thấp hơn, ít thời gian hơn, ít nhân công, máy móc hơn… cụ thể là:

  • Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất.
  • Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm.
  • Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả.
  • Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng.
  • Quan hệ gần gũi hơn với số lượng nhà cung cấp ít hơn, chất lượng tốt hơn và đáng tin hơn, những nhà cung cấp có thể cung cấp những lô nhỏ vật liệu và phụ tùng trực tiếp cho các quá trình sản xuất, vừa đủ, vừa đúng cho sản xuất; giảm tối đa tồn kho.
  • Sử dụng việc trao đổi thông tin điện tử với những nhà cung cấp và khách hàng.
  • Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng.
  • Thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn.
  • Thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mà yêu cầu tùy biến của khách hàng có thể thực hiện được dựa trên những bộ phận và môđun được chuẩn hóa, và càng mới càng tốt.

4. Các hoạt động lãng phí theo quan điểm sản xuất tinh gọn

Các hoạt động lãng phí theo quan điểm sản xuất tinh gọn

Tiêu tốn quá nhiều thời gian cho công đoạn thiết kế và phát triển sản phẩm

Việc phát triển sản phẩm không đạt hiệu quả cao sẽ không những làm mất thời gian chờ đợi của khách hàng mà còn tiêu tốn rất nhiều nguồn lực và năng lượng của doanh nghiệp.

Đặc biệt đối với việc sửa chữa, thay đổi lặp đi lặp lại sẽ khiến cho chi phí phát triển sản phẩm tăng cao, làm mất đi cơ hội cạnh tranh với đối thủ.

Sử dụng nguồn vật tư nguyên liệu quá mức cần thiết

Việc tiêu tốn nguyên liệu kéo theo nhiều chi phí do phải mua nguồn nguyên liệu nhiều hơn mức cần thiết mà còn là việc tiêu tốn cho công đoạn vận chuyển, lưu kho, kiểm tra đầu vào và xử lý các tình trạng hư hỏng, đổi trả, tiêu hủy các sản phẩm quá hạn.

Sản xuất dư thừa, gây lãng phí tồn kho

Hàng tồn kho quá mức làm chiếm dụng không gian lưu trữ, gây tốn kém các chi phí kiểm soát và bảo trì.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứ đọng dòng tiền hàng tồn kho, gây tiêu tốn chi phí nhiều hơn sinh lợi.

Sử dụng nhiều quá nhiều không gian, nhà xưởng so với mức cần thiết

Việc sử dụng không gian nhà xưởng cũng là tiêu tốn chi phí, vốn đầu tư, sử dụng chưa hết năng suất các thiết bị, công cụ dụng cụ và tốn kém tiền điện, nước, bảo trì, vệ sinh cho không gian nhà xưởng.

5. Lợi ích mô hình Lean đem lại

Lợi ích mô hình Lean đem lại

Giảm phế phẩm và sự lãng phí

Giảm phế phẩm và sự lãng phí hữu hình không cần thiết. Bao gồm:

  • Sử dụng vượt định mức nguyên liệu đầu vào.
  • Phế phẩm có thể ngăn ngừa
  • Chi phí liên quan đến tái chế sản phẩm và các tính năng trên sản phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu.

Giảm thời gian chu kỳ

Giảm thời gian chu kỳ và quy trình sản xuất bằng những cách như sau:

  • Giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn.
  • Thời gian chuẩn bị cho quy trình.
  • Thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm

Giảm mức tồn kho

Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả các công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn.

Vốn tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu vốn lưu động ít hơn.

Tăng năng suất lao động

Cải thiện năng suất lao động bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi của công nhân, đồng thời cũng phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc.

Tận dụng thiết bị và mặt bằng

Sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn bằng việc:

  • Loại bỏ các trường hợp ùn tắc
  • Gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện có
  • Giảm thiểu thời gian dừng máy

Tăng tính linh động

Có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp hơn.

Tăng sản lượng

Hầu hết các yếu tố vừa kể trên đều có tác động lớn đến việc tăng sản lượng. Giảm thiểu được những yếu tố trên thì giá thành của sản phẩm cũng sẽ được giảm đi đáng kể. Từ đó tăng được sản lượng bán ra và sản xuất.

>>> Xem thêm: Mô hình Dropshipping là gì? ưu và nhược điểm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.