KPI là gì? KPI theo dõi tiến độ sản xuất doanh nghiệp

KPI là gì? KPI theo dõi tiến độ sản xuất doanh nghiệp đang là phương pháp ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Hãy cùng xem KPI mang lại những gì nhé.

1. KPI là gì?

KPI là gì?
KPI là gì?

KPI là gì? KPI (Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, phản ánh mức độ hoàn thành mục tiêu của cá nhân, bộ phận hoặc toàn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dùng KPI để theo dõi và đánh giá quy trình làm việc của nhân viên và quá trình tăng trưởng so với mục tiêu đã đề ra. Chỉ số KPI được thể hiện qua các số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng,… khác nhau phù hợp với đặc thù nghiệp vụ của từng đối tượng.

Mỗi lĩnh vực sẽ có những chỉ số KPI riêng tương ứng để phù hợp đánh giá hiệu quả công việc. Được áp dụng đa dạng cho nhieeug lĩnh vực như giáo dục, sản xuất, ngân hàng, bán lẻ,…

2. KPI theo dõi tiến độ sản xuất doanh nghiệp

Đối với sản xuất thì việc xác định và thiết lập đo lường các chỉ số KPI là vô cùng quan trọng. Chúng được áp dụng vào doanh số, số lượng khách hàng mới, tỷ lệ khách hàng trung thành, tỷ lệ phế phẩm,… các chỉ số KPI được thiết lập cho bộ phận sản xuất và nhân viên sản xuất có thể đo lường tiến độ công việc. Từ đó mang lại sản phẩm và tiến độ tốt hơn, nâng cao sản xuất.

Riêng với lĩnh vực sản xuất thì các chỉ số KPI dưới đây thường được các doanh nghiệp áp dụng:

  • KPI Capacity Utilization – Sử dụng năng lực sản xuất: đo lường công suất khả dụng thực hiện trên dây chuyền sản xuất, quản lý những sản phẩm được tạo thành, cân bằng khối lượng công việc.
  • KPI On Standard Operating Efficiency – Hiệu quả hoạt động tiêu chuẩn: đo lường mức độ nhân viên thực hiện so với các tiêu chuẩn lao động.
  • KPI Overall Equipment Effectiveness – Hiệu quả thiết bị tổng thểOEE: đo lường hiệu quả tổng thể của một thiết bị sản xuất hoặc toàn bộ dây chuyền.
  • KPI Quality – Chất lượng: Việc thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng và nhất quán sẽ đi một chặng đường dài để đạt được mục tiêu chất lượng của bạn.
  • KPI First Pass Yield: Tỷ lệ % sản phẩm được sản xuất chính xác và để xác định lần đầu tiên trong suốt quá trình sản xuất.
  • KPI Tỉ lệ Rework – tái chế lại: Không có lãng phí thời gian và nguyên liệu lớn hơn làm lại. Thực hiện chất lượng tại nguồn và đào tạo sản xuất hiệu quả cho mọi người có thể i để giảm thiểu loss này
  • KPI Tỉ lệ Scrap – Phế liệu: Chi phí nguyên liệu đắt đỏ vì vậy giảm thiểu phế liệu là rất quan trọng.
  • KPI Failed Audits – Kiểm soát thất bại: Mục tiêu cho KPI này phải là 0 lần kiểm tra thất bại và nếu không, việc phân tích nguyên nhân gốc của vấn đề là bắt buộc.
  • KPI On-Time Delivery – Giao hàng đúng giờ: Đặt mục tiêu 100% đúng giờ hàng tuần và xem xét thưởng cho nhân viên của bạn nếu họ đạt được nó.
  • KPI Customer Returns – Trả hàng:  Mặc dù đây là một chỉ số kết quả, nó có thể giúp bạn xác định các vấn đề trong chuỗi sản xuất khi bạn đánh giá các sản phẩm trả lại.
  • KPI Employee Turnover – Doanh thu nhân viên: Vấn đề chất lượng và hiệu quả thường xuất phát từ doanh thu cao do đào tạo nhân viên mới thiếu kinh nghiệm
  • KPI Profit per Employee – Lợi nhuận trên mỗi nhân viên: KPI này đánh giá năng lực tạo ra giá trị lợi nhuận của nhân viên ở các phòng ban của bạn.
  • KPI Cycle Time:  Đây là lượng thời gian cần thiết từ quy trình sản xuất cho đến khi kết thúc quy trình, đôi khi được xác định là ngày giao hàng cho khách hàng cuối.

3. Lợi ích khi áp dụng KPI cho doanh nghiệp

Đối với cấp lãnh đạo và quản lý:

  • Cấp trên sẽ dễ dàng theo dõi và kiểm soát được hiệu suất làm việc cho nhân viên của mình một cách trực quan và minh bạch nhất. Kết quả chính xác sẽ đem lại những chế độ thưởng phạt phù hợp với từng cá nhân hay từng phòng ban.
  • Từ những kết quả của KPI sẽ đánh giá được thực lực nhân viên, chọn lựa được những nhân viên ưu tú. Nâng cao hiệu quả quy trình nghiệm thu thực hiện công tác.
  • Đảm bảo những mục tiêu, tầm nhìn có thể hoàn thành theo mong muốn.

Đối với nhân viên:

  • Nắm được những công việc mà mình cần hoàn thành, kiểm soát được tiến độ so với mục tiêu đề ra.
  • Tạo động lực làm việc để hoàn thành mục tiêu.
  • Đồng thời cũng sẽ tìm được những khiếm khuyết nếu chậm tiến độ thực hiện nhiệm vụ để kịp thời sửa đổi.

 >>> Tham khảo: OKR là gì? Những điều cần biết về OKR

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.