Kiểm định là gì? Phân biệt giữa kiểm định và hiệu chuẩn

Kiểm định là gì? Kiểm định gồm những gì? Kiểm định và hiệu chuẩn có điều gì khác nhau hay không khi cả hai đều là những tiêu chuaant về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu kiểm định là gì? nhé.

1. Kiểm định là gì?

Theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 được ban hành vào ngày 21/11/2007 thì kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của hàng hóa, sản phẩm với yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Kiểm định (accreditation) gồm các hoạt động dùng để đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.

Kiểm định mang tính bắt buộc, giúp kiểm tra máy móc thiết bị của doanh nghiệp và tổ chức có đảm bảo đúng quy định của nhà nước hay không?

Dưới tác động của các nhân tố bên ngoài, lâu ngày các thiết bị sẽ không còn được hiệu quả như ban đầu. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng của quy trình và sản phẩm. Vì thế ở một số thiết bị, Nhà nước đều có những quy định về kiểm định để đảm bảo chất lượng.

Kiểm định là gì?

2. Đặc điểm của kiểm định

Kiểm định là một hoạt động kỹ thuật

Kiểm định là một hoạt động kỹ thuật mà việc thực hiện kiểm định phải được tiến hành ứng dụng các kiến thức khoa học và công nghệ vào việc kiểm định để có thể đánh giá một cách chính xác chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó hoạt động kiểm định cũng có thể sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhằm hỗ trợ cho quá tình kiểm định sản phẩm cụ thể.

Kiểm định là một hoạt động đánh giá

Đây là hành động xem xét và đánh giá các sản phẩm dựa trên những cơ sở mà sản phẩm đang có so với những tiêu chuẩn đã được quy định từ trước để đảm bảo sự an toàn của các sản phẩm đó khi được sử dụng trên thực tế.

Những sản phẩm nào đã được đánh giá đạt chuẩn sẽ được cơ quan nhà nước dán tem kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn.

Sản phẩm cần kiểm định

Sản phẩm là đối tượng của kiểm định chủ yếu là sản phẩm kỹ thuật, công trình xây dựng,…

Đối tượng mà hoạt động kiểm định hướng đến không phải những sản phẩm về thực phẩm hay những sản phẩm khác mà đối tượng của hoạt động kiểm định ở đây là những trang thiết bị, máy móc phục vụ cho các hoạt động kỹ thuật hay trong các công trường xây dựng như: Phương tiện di chuyển, máy cẩu,….

Kiểm định là một hoạt động nhằm hướng đến sự an toàn

Như đã được nhắc đến, đối tượng mà hoạt động kiểm định hướng đến là những sản phẩm về vật chất; do đó theo thời gian những sản phẩm này sẽ bị hao mòn và mất đi những giá trị, tính năng vốn có ban đầu của nó, hay do trong quá trình sử dụng lâu dài những sản phẩm này cũng sẽ bị hao mòn đi và dẫn đến tình trạng hư hỏng;

Việc sử dụng những sản phẩm không đảm bảo sự an toàn chính là một trong những nguyên nhân gây ra những thiệt hại không đáng có như: Tai nạn lao động, công trình bị kém chất lượng,…

Chính vì thế hoạt động kiểm định sẽ là thước đo đánh giá giá trị của các sản phẩm đã đạt chuẩn theo các quy định cụ thể về chất lượng kiểm định của sản phẩm nhằm phù hợp, đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng sản phẩm ngoài thực tế.

Đặc điểm của kiểm định

3. Cơ quan nào tiến hành kiểm định?

Việc kiểm định phương tiện đo do kiểm định viên đo lường thực hiện xuyên suốt theo các quy trình kiểm định.

Thiết bị đo sau khi kiểm định, nếu đạt yêu cầu, sẽ được dán tem kiểm định, hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định về đo lường của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc cơ sở được chỉ định kiểm định Nhà nước.

Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý trong cả nước.

Cơ quan nào tiến hành kiểm định?

4. Những máy móc, thiết bị cần kiểm định

Kiểm định kỹ thuật an toàn máy móc, thiết bị:

  • Nồi hơi và thiết bị áp lực: nồi đun nước nóng, nồi hơi; nồi gia nhiệt; bồn, bình áp lực, bể có áp lực; chai chứa khí; máy nén khí;
  • Thang máy, Thang cuốn;
  • Thiết bị nâng: Xe nâng, Cần trục, Cổng trục, Vận thăng, Cẩu tháp, Palang, Tời nâng, Sàn nâng…;
  • Hệ thống lạnh;
  • Hệ thống đường ống dẫn hơi nước và nước nóng;
  • Đường ống dẫn khí; Hệ thống chiết xuất điều chế khí; Hệ thống khí y tế; Hệ thống gas.

Kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện

  • Máy biến áp
  • Máy cắt điện
  • Chống sét van
  • Cầu dao cách ly, cầu dao tiếp địa
  • Cáp điện
  • Sào cách điện

Kiểm định hệ thống chống sét

Kiểm định các thiết bị đo lường

Những máy móc, thiết bị cần kiểm định

5. Phân biệt giữa kiểm định và hiệu chuẩn

Nội dung Kiểm định Hiệu chuẩn
Giống nhau Giống nhau về các phương tiện đo cùng chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó.
Tính bắt buộc theo pháp luật Mang tính pháp lý bắt buộc, tuân thủ đúng quy trình và thời hạn kiểm định. Không mang tính bắt buộc của nhà nước. Tuân theo yêu cầu của lãnh đạo hoặc theo tiêu chuẩn ISO.
Kết quả thực hiện Kiểm định đạt yêu cầu sẽ cung cấp giấy chức nhận kết quả kiểm định, tem kiểm định. Hiệu chuẩn cấp giấy chức nhận kết quả hiệu chuẩn, tem hiệu chuẩn.
Quy trình thực hiện Do bộ KHCN ban hành Do đơn vị chứng nhận soạn thảo và được thẩm duyệt khi đăng ký tổ chức hiệu chuẩn theo Nghị định số 105/2016/NĐ-CP.
Thời hạn Thời hạn kiểm định định kì mỗi loại thiết bị được quy định rõ trong Thông tư BKHCN, thời hạn kiểm định thường từ 1 đến 5 năm tùy loại thiết bị đo. Hiệu chuẩn được thực hiện khi có nhu cầu, thời hạn hiệu chuẩn khuyến nghị thông thường là 12 tháng.
Vai trò Xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không. Đảm bảo sự hiển thị số đo của một phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác, xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo, thiết lập sự tin cậy của phương tiện đo.

Phân biệt giữa kiểm định và hiệu chuẩn

>>> Xem thêm: Quản lý chất lượng trong sản xuất đối với doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.