HTML là gì? HTML có phải là ngôn ngữ lập trình không? Chúng đóng vai trò gì trong một hệ thống website? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm câu trả lời nhé.
1. HTML là gì?
HTML được viết tắt từ cụm từ Hypertext Markup Language tạm dịch là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. HTML thường hay được sử dụng để tạo và cấu trúc các thành phần trong trang web hoặc ứng dụng trong việc phân chia các đoạn văn, heading, links, blockquotes,… Và một điều chắc chắn HTML không phải là ngôn ngữ lập trình.
Đối với một trang web thông thường sẽ chứa đựng nhiều trang con và mỗi trang con sẽ có một tập tin HTML riêng. HTML kết hợp cùng với CSS và JavaScript sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho thế giới mạng.
Một tài liệu HTML được hình thành bởi các phần tử HTML được quy định bởi các cặp thẻ tag và attributes được bao bọc bởi một dấu ngoặc nhọn, ví dụ như <html>. Cặp thẻ tag được khai báo theo cặp gồm một thẻ mở và một thẻ đóng.
2. Lịch sử phát triển và các phiên bản của HTML
HTML được sáng tạo bởi Tim Berners – Lee một nhà vật lý học của trung tâm nghiên cứu CERN ở Thụy Sĩ vào những năm 1980. Anh ấy đã nghĩ ra ý tưởng này trên nền internet. Phiên bản đầu tiên của HTML được xuất bản vào năm 1991 với 18 tag, sau đó các phiên bản mới liên tục ra đời có thêm tag và attributes.
Phiên bản HTML 2: phát hành ngày 4/11/1995 như RFC 1866 với các khả năng bổ sung như:
- 25/11/1995: upload dựa trên form
- 5/1996: bảng
- 8/1996: client – side image maps.
- 1/1997: toàn cầu hóa.
Phiên bản HTML 3: phát hành ngày 14/01/1997 như một W3C theo chuẩn hóa độc quyền bởi W3C. HTML 3 đã loại bỏ hoàn toàn các công thức toán học, điều chỉnh sự chồng chéo giữa các phần mở rộng độc quyền khác nhau.
Phiên bản HTML 4: phát hành ngày 18/12/1997 như một W3C với đề xuất 3 biến thể mới là:
- Strict: các phần tử không dùng nữa sẽ bị cấm.
- Transitional: các phần tử không dùng được cho phép.
- Frameset: cho phép các phần tử liên quan đến frame.
HTML 4.0 với nhiều phiên bản cập nhật liên tục, đến năm 2000 thì mới dừng lại.
- 24/4/1998: phát hành lại với các chỉnh sửa nhỏ, không tăng số hiệu phiên bản.
- 24/12/1999: còn gọi là HTML 4.0 cung cấp thêm 3 biến thể giống như trên.
- 05/2000: được phát hành với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC, đây là phiên bản HTML 4 cuối cùng được phát triển do sự chiếm lĩnh của ngôn ngữ song song dựa trên XML XHTML.
Phiên bản HTML5: được phát hành và cập nhật vào 3 mốc thời gian lần lượt là 28/10/2014 , 01/11/2016, 14/12/2017. Tất cả đều dựa trên W3C Recommendation.
3. HTML hoạt động như thế nào?
HTML document có đuôi files kết thúc là .html hoặc .htm, bạn có thể sử dụng các trình duyệt web phổ biến hiện nay như Google Chrome, Firefox, Safari,… để có thể xem chúng. Các trình duyệt sẽ có nhiệm vụ là đọc những file HTML và xuất bản nội dung thành một dạng nội dung visual trên internet sao cho người đọc dễ hình dung nhất.
Trên một website thông thường sẽ có nhiều HTMML document, một trang chủ, một trang blog hay một trang liên hệ,… đều là một HTML document và mỗi trang con như vậy sẽ có một tệp HTML riêng. Mỗi một tài liệu HTML đều có 1 bộ tag hay còn gọi là elements. Các bộ tag sẽ tạo ra một cấu trúc tương tự như cây thư mục với các heading, section, paragraph,…
Đây là một đoạn code nhỏ ví dụ trực quan cho bạn dễ hiểu hơn về HTML có cấu trúc như nào, trong này bao gồm:
- Ở hàng 1 và hàng 7, bộ tag division ( <div></div>) được dùng để mark up cho phần nội dung lớn.
- Nội dùng bao gồm có tag tiêu đề ( <h1></h1>), tag subheading ( <h2></h2>), văn bản (<p></p>), hình ảnh (<img>).
- Đoạn văn thứ 2 chứa tag chứa link (<a></a>) với attribute href chứa địa chỉ URL đích.
- Tag hình ảnh có 2 attribute với src cho ảnh và alt cho mô tả của ảnh.
4. Đặc điểm của HTML
Thuật ngữ phổ biến được dùng trong HTML:
- Elements: đây là các chỉ định xác định nội dùng và cấu trúc của các đối tượng trong một website. Tên của elements được xác định bằng các dấu ngoặc “<,>” . Một vài yếu tố hay được sử dụng phổ biến như văn bản (<p>), tiêu đề (<h1><h2><h3>), <a>, <div>, <span>, <strong>,…
- Tags: các thẻ được tạo ra bởi một element được bao quanh trong các dấu ngoặc <>. Thẻ mở được bắt đầu bằn <div> và thẻ đóng được kết thúc bằng </div>, ở giữa thẻ mở và thẻ đóng sẽ là các nội dung elements.
- Attributes: đây là một thuộc tính được sử dụng để cung cấp thông tin bổ sung về một element bao gồm tên, giá trị được xác định sau tên của một thanh phần và trong thẻ mở. Định dạng của Attributes như sau: tên thuộc tính + dấu bằng + giá trị thuộc tính được trích dẫn. Ví dụ Element <a> gồm một Attribute href: <a href=”https://thuannhat.com.vn/”>ThuanNhat</a>.
Bố cục HTML:
Một HTML sẽ bao gồm rất nhiều thẻ tag, mỗi thẻ sẽ đóng một vai trò riêng giúp xây dựng nên một cấu trúc hoàn chỉnh cho một website. Dựa vào một đoạn code ngắn dưới đây để hiểu hơn về bố cục của chúng:
Trong đó gồm có:
- <!DOCTYPE html>: khai báo kiểu dữ liệu hiển thị
- <html>và </html>: cặp thẻ element cấp cao nhất bắt buộc phải có, có nhiệm vụ đóng gói tất cả nội dung của trang HTML
- <head>và </head>: khai báo các thông tin meta của trang web như: tiêu đề trang, charset
- <title>và </title>: cặp thẻ nằm bên trong thẻ <head>, dùng để khai báo tiêu đề của trang
- <body>và </body>: cặp thẻ dùng để đóng gói tất cả các nội dung sẽ hiển thị trên trang
- <h1></h1>, <h2></h2>: định dạng dữ liệu dạng heading. Thông thường có 6 cấp độ heading trong HTML, trải dài từ <h1> tới <h6>. Trong đó, <h1> là cấp độ heading cao nhất và <h6> là cấp độ heading thấp nhất.
- <p>và </p>: cặp thẻ chứa các đoạn văn bản của trang web
Các tag thông dụng trong HTML:
Trong HTML 2 loại tag được sử dụng thông dụng nhất là block – level tags và inline – tags.
-
- Block – level tags: là một loại tag cao cấp, chiếm toàn bộ không gian của một trang web và mở đầu cho một dòng mới trong trang. 3 block – level tags không thể thiếu là <html></html>, <head></head> và <body></body>.
- inline – tags: loại tag này chiếm một phần nhỏ trong không gian của website được dùng để định dạng, tạo bố cục cho nội dung ở bên trong của các block – level tags. Ví dụ: tag <strong></strong> dùng để định dạng chữ in đậm, còn cặp tag <em></em> dùng để định dạng chữ in nghiêng
>>> Tham khảo: Phần mềm là gì? Phân loại phần mềm
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách