Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm chiếm ưu thế lớn trong ngành công nghiệp. Đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, đời sống của nước nhà.

1. Hàng tiêu dùng là gì?

Hàng tiêu dùng là gì?

Hàng tiêu dùng được hiểu cơ bản chính là hàng hóa cuối cùng trong quá trình sản xuất, được bày bán trên kệ và đến tay người tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán.

Hàng tiêu dùng là sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu. Sản phẩm của hành tiêu dùng cuối cùng không được sử dụng cho mục đích nào khác hay là nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm khác.

Hàng tiêu dùng xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và hàng tiêu dùng đem đến những lợi ích nhất định, giúp cuộc sông của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Càng ngày các mặt hàng tiêu dùng càng được đa dạng hóa và phát triển hơn nữa.

Để nhằm mục đích có thể đáp ứng nhu cầu của các chủ thể là những người khách hàng, vì ngày nay chất lượng cuộc sống tăng lên. Thế nên nhu cầu của con người cũng tăng lên. Nên các chủ thể là những nhà kinh doanh hàng tiêu dùng cũng phải cập nhật để nhằm mục đích có thể phục vụ cuộc sống.

2. Bản chất của hàng tiêu dùng

Bản chất của hàng tiêu dùng

Bản chất hàng tiêu dùng thực chất chính là hàng hóa được bán cho người tiêu dùng để sử dụng trong gia đình, trường học hoặc cho mục đích cá nhân trong cuộc sống hàng ngày. Có ba loại hàng tiêu dùng chính: hàng tiêu dùng lâu bền, hàng tiêu dùng không bền và dịch vụ.

  • Hàng tiêu dùng lâu bền là hàng hóa có tuổi thọ cao. Những mặt hàng tiêu dùng này được các nhà kinh doanh sản xuất để có thể có thời gian gắn bó lâu nhất với khách hàng. Đây là những sản phẩm như: xe; các thiết bị điện tử: tivi, tủ lạnh;… và có thời hạn sử dụng từ 3 năm trở lên.
  • Hàng tiêu dùng không bền là các mặt hàng được được sử dụng dưới ba năm và có tuổi thọ ngắn. Các sản phẩm được xuất hiện hàng ngày trong gia đình. Và nó rất cần thiết với khách hàng trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như: quần áo, thực phẩm,…
  • Dich vụ: các doanh nghiệp kết hợp sử dụng tư liệu sản xuất , lao động từ công nhân và nguyên liệu thô để sản xuất hàng tiêu dùng và kinh doanh hàng tiêu dùng bán cho khách hàng.

3. Vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về quy trình công nghệ. Đáng chú ý hơn cả là các ngành dệt- may, da – giày, giấy – in, văn phòng phẩm, nhựa, sành – sứ – thủy tinh.

Hoạt động của chúng chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. Ở nhiều nước, nhóm ngành này phát triển mạnh trên cơ sở phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, với nhiều hình thức, quy mô và công nghệ thích hợp.

Họ tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm thỏa mãn nhu cầu về các loại hàng hóa thông thường, thay thế nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một ngành quan trọng, không thể thiếu được trong hệ thống các ngành công nghiệp của mọi quốc gia bởi vì đã tạo ra được nhiều loại hàng hóa thông dụng phục vụ trước hết cho cuộc sống thường nhật của mọi tầng lớp nhân dân.

Hơn nữa nó còn có giá trị xuất khẩu nếu như sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của thị trường bên ngoài.

4. Đặc điểm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Đặc điểm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ trực tiếp đến cuộc sống của con người giúp nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu.

Đặc điểm dễ thấy của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam:

  • Nguồn vốn ít
  • Số lượng nguyên vật liệu sử dụng ít hơn các ngành công nghiệp nặng.
  • Quy trình kỹ thuật đơn giản.
  • Thời gian sản xuất ngắn
  • Nhanh chóng hoàn vốn và có lợi nhuận

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng như sở hữu nguồn lao động dồi dào, mức lương cơ bản thấp và thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn.

5. Cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta nổi bật với 3 ngành cơ bản có thị phần lớn là dệt may, da giày và giấy in văn phòng phẩm. Mỗi ngành hàng tiêu dùng có đặc điểm sản xuất khác nhau.

Công nghiệp dệt may

Công nghiệp dệt may

Dệt – may là một trong những ngành hàng tiêu dùng phát triển nhất tại nước ta. Các công ty sản xuất hàng dệt may giải quyết nhu cầu về may mặc của người dân trong nước và xuất khẩu lượng lớn sản phẩm ra tiêu thụ ở nước ngoài.

Ngành dệt may của nước ta phát triển mạnh ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định, Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng, Long An,…

Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, dệt may Việt Nam đã có chỗ đứng trong thị trường may mặc thế giới.

Công nghiệp da giày

Công nghiệp da giày

Cùng với dệt may, da giày là ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được đẩy mạnh sản xuất với sản lượng lớn hàng năm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế giới.

Hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ 4 trong top các quốc gia xuất khẩu mặt hàng da giày lớn nhất thế giới, và liên tục tăng trưởng đều đặn hàng năm.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp này của nước ta vẫn gặp khó khăn, vì phụ thuộc nguyên liệu da thuộc và thiếu đa dạng trong phát triển mẫu mã sản phẩm, chi phí chưa cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.

Công nghiệp giấy in – văn phòng phẩm 

Công nghiệp giấy in - văn phòng phẩm 

Bởi dân số đông, nhu cầu sử dụng giấy và các loại văn phòng phẩm của nước ta rất lớn. Tuy nhiên, hiện cả nước có rất ít nhà máy sản xuất giấy.

Nhà máy giấy lớn nhất trong nước là Bãi Bằng (Phú Thọ) và Tân Mai (Đồng Nai) vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng sản phẩm giấy in và văn phòng phẩm.

Các cơ sở sản xuất mặt hàng tiêu dùng này còn hạn chế, thiếu sức cạnh tranh, cần có sự đầu tư để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

>>> Xem thêm: Tổng quan quy trình sản xuất trong doanh nghiệp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.