Công nghệ 4.0 Là gì? Cụm từ nghe rất là quen thuộc và được nhắc đến khá phổ biến. Nhưng ít ai có thể giải nghĩa được hết chúng là gì. Vậy hãy cùng Thuận Nhật tham khảo bài viết này để hiểu công nghệ 4.0 là gì nhé.
CÔNG NGHỆ 4.0 LÀ GÌ?
Công nghệ 4.0 là tên gọi được bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Từ cuộc công nghệ 4.0 nhiều phát minh công nghệ mới trong các lĩnh vực như vật lý, kỹ thuật số, sinh học,… ra đời. Một số sản phẩm tiêu biểu như: AI trí tuệ nhân tạo, robot tự động, internet vạn vật, công nghệ in, công nghệ nano,… Công nghệ 4.0 chủ yếu tập trung về kết nối, tự động hóa, máy móc và dữ liệu. Ảnh hưởng đến tất cả ngành nghề và các lĩnh vực hiện nay, từ kinh tế, giáo dục, sản xuất,…
1. Sự ra đời của ngành công nghiệp 4.0
Công nghệ 4.0 ( Industrie 4.0 ) được xuất hiện lần đầu tiên trên mặt báo của chính phủ Đức được hiểu theo khái niệm là kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh tạo được sự hội tụ và tích hợp giữa công nghệ và kinh doanh.
Klaus Schwab – người sáng lập và điều hành diễn đàn kinh tế thế giới đã từng phát biểu:
“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.”
2. Đặc điểm của công nghệ 4.0
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở ra một kỷ nguyên mới về công nghệ. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong sản xuất. Thống nhất được quy trình trong sản xuất dễ dàng điều khiển qua hệ thống máy tính được kết nối với chuỗi cung ứng.
- Thay đổi được bối cảnh sản xuất truyền thông qua xu hướng công nghệ: kết nối, thông minh, tự động hóa.
- Quá trình sản xuất phát triển nhanh, tăng năng suất và chất lượng đời sống.
- Áp dụng được sự biến bộ trong khoa học kỹ thuật vào cuộc sống và sản xuất. Tốn ít sức lao động của con người.
- Đời sống được cải thiện nhiều hơn: cơ sở vật chất y tế tăng, sức khỏe con người tăng, giáo dục phát triển đi kèm.
Tuy nhiên, đây cũng là một ranh giới đối với người lao động. Các nguồn lao động không có trình độ dần bị đào thải, nguy cơ mất việc cũng tăng lên. Các doanh nghiệp cũng khó trong việc tuyển dụng.
3. Các khái niệm phổ biến được sử dụng trong công nghệ 4.0
Để nói về công nghệ 4.0 thì có rất nhiều thuật ngữ và khái niệm liên quan, nhưng có 10 khái niệm cơ bản bạn cần hiểu nhất sẽ được đề cập sau đây:
- ERP: được hiểu là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý quy trình kinh doanh.
- IoT: Internet of Things là sự kết nối giữa các đối tượng cảm biến, máy, internet.
- IIoT: Industrial Internet of Things là sự kết nối giữa con người, dữ liệu với máy liên quan đến sản xuất.
- Big Data: là bộ dữ liệu chứa đựng một lượng dữ liệu khổng lồ. Có thể liên kết, lưu trữ, phân tích theo mẫu, xu hướng,…
- AI: trí tuệ nhân tạo là một khả năng của máy tính có thể thực hiện công việc như bộ não của con người.
- M2M viết tắt cho từ Machine – to – machine là sự liên kết đặc biệt giữa hai máy khác nhau thông qua mạng không dây hoặc có dây.
- Số hóa: Quy trình thu thập, chuyển đổi thông tin thành một dạng kỹ thuật số.
- Nhà máy thông minh là một giải pháp công nghệ đối với sản xuất và đầu tư.
- Điện toán đám mây: Là phương thức dùng để lưu trữ, quản lý, xử lý thông tin từ xa qua máy chủ kết nối trên internet.
- Hệ sinh thái: Liên quan đến sản xuất, là khả năng kết nối toàn bộ hoạt động của một hệ thống: từ tài chính, sản xuất, quan hệ khách hàng, …
- Hệ thống mạng thực: Là sản xuất trên mạng, môi trường sản xuất được hỗ trợ công nghiệp 4.0. Thu thập dữ liệu trong thời gian thực, phân tích minh bạch mọi khía cạnh trong sản xuất.
TÁC ĐỘNG CỦA 4.0 ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH NGHỀ
1. Công nghiệp
Các công ty, doanh nghiệp đang dần chuyển đổi mô hình sản xuất từ lao động chân tay qua sử dụng các thiết bị tự động hóa, máy móc hỗ trợ. Công nghệ 4.0 đã tạo ra những dây chuyền sản xuất tự động thông minh, nhà máy thông minh, nhà kho thông minh. Tất cả đều có thể điều khiển và làm việc thông qua internet. Mang lại năng suất và hiệu quả vượt trội.
2. Nông nghiệp
Các mô hình chăn nuôi thông minh được áp dụng vào thực tiễn nâng cao được năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. giảm bớt được chi phí vận hành. Không tốn sức người, giảm chi phí thuê lao động. Một số cánh đồng đã áp dụng các máy kéo tự lái, tự thu hoạch,…
3. Y tế
Các thiết bị khoa học kỹ thuật cao ngày càng được tiên tiến, quá trình khám chữa bệnh cũng tốt hơn. Các robot cũng có thể hỗ trợ các y bác sỹ thực hiện những ca mổ khó. Dễ dàng lưu trữ những bệnh án, hồ sơ. Công nghệ ngày này cũng giúp ngăn ngừa các loại bệnh tật.
4. Phần mềm
Nhiều ứng dụng ra đời đã hỗ trợ cho cuộc sống như: các app đặt đồ ăn, xe công nghệ, app chuyển tiền, app theo dõi sức khỏe…
5. Giáo dục
Xã hội ngày càng tiên tiến đòi hỏi học thức phải đi kèm, quá trình đốc thúc học tập cũng tăng theo. Các cơ sở trường học cũng được nâng cấp, ngày càng có nhiều phương pháp giảng dạy và học tập hơn.
Công nghệ 4.0 là gì? Nó đã mang đến nhiều đổi mới đối với đời sống cũng như sản xuất. Ở thời đại mới này phải luôn luôn học tập và đổi mới để thích nghi.
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách