Cân bằng chuyền sản xuất là gì? Những nguyên tắc cần phải tuân theo trong cân bằng chuyền và lợi ích mà cân bằng chuyền sản xuất mang lại sẽ được tổng hợp qua bài viết sau.
1. Cân bằng chuyền sản xuất là gì?
Cân bằng chuyền sản xuất hay còn được gọi là “Line Balancing”. Trong công việc bố trí sản xuất theo sản phẩm quá trình sản xuất được thiết kế theo “mô hình dòng chảy” và được chia thành nhiều bước công việc khác nha.
Mỗi bước công việc được thực hiện nhanh chóng nhờ sự chuyên môn hóa cao về công nhân, máy móc thiết bị. Quá trình phân giao nhiệm vụ cho từng nơi làm việc được gọi là cân bằng chuyền.
Mục tiêu của việc cân bằng chuyền là tạo ra những nhóm bước công việc có thời gian gần bằng nhau.
Dây chuyền được cân bằng chuyền tốt sẽ giảm tối đa thời gian ngừng máy, luồng công việc nhịp nhàng và đạt mức sử dụng năng lực sản xuất và lao động tốt hơn.
2. Nguyên tắc của cân bằng chuyền
Một dây chuyền cân bằng đạt được hiệu quả cao khi có những nguyên tắc sau đây
- Công việc có thời gian dài nhất (Longest task time – LTT): Chọn công việc có sẵn mà có thời gian thực hiện dài nhất.
- Công việc có thời gian ngắn nhất (Shortest task time – STT): Chọn công việc có sẵn mà có thời gian thực hiện ngắn nhất.
- Công việc theo sau nhiều nhất (Most following tasks – MFT): Chọn công việc có sẵn mà có số công việc theo sau là nhiều nhất.
- Công việc theo sau ít nhất (Least following tasks – LFT): Chọn công việc có sẵn mà có số công việc theo sau ít nhất.
- Công việc theo vị trí trọng số (Ranked positional weight – RPW): Chọn công việc có sẵn mà có tổng thời gian các công việc theo sau là dài nhất.
3. Lợi ích của cân bằng chuyền sản xuất
Hiện nay sản xuất theo dây chuyền là phương thức sản xuất được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực như dệt may, da giày, điện thoại, chế biến thực phẩm… với nhiều ưu điểm là:
- Tốc độ sản xuất nhanh
- Chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp
- Chuyên môn hóa lao động, giảm chi phí và thời gian đào tạo
- Khả năng kiểm soát quá trình sản xuất cao
- Dễ dàng bố trí các dòng nguyên liệu và sản phẩm cũng như vị trí máy móc thiết bị
Tuy nhiên để một dây chuyền đạt được những hiệu quả trên thì yếu tố quan trọng nhất chính là cân bằng. Một dây chuyền cân bằng cần phải đảm bảo được các điều kiện:
- Khối lượng công việc được phân chia đều
- Không có sự chờ đợi
- Không có các nút thắt trên dây chuyền
- Không có bán thành phẩm tồn tại trên dây truyền
- Lượng sản phẩm trạm trước tạo ra đúng bằng lượng sản phẩm trạm sau cần
4. Các bước thực hiện cân bằng chuyền sản xuất
Bước 1: Xác định các thao tác thực hiện trên mỗi chuyền; loại bỏ những thao tác gây ra sự lãng phí.
Bước 2: Xây dựng các phương pháp thực hiện phù hợp để hoàn thành sản xuất trong thời gian ngắn nhất.
Bước 4: Xác định thời gian cho nhịp sản xuất
Trong đó: Tổng thời gian = Tổng thời gian các trạm tham gia sản xuất
Bước 5: Phác biểu đồ thời gian mỗi trạm.
Bước 6: Phân chia nhân lực vận hành tại mỗi trạm. Lưu ý phân bổ thời gian tiêu tốn của mỗi trạm bằng thời gian nhịp sản xuất. Chuẩn bị đầy đủ công tác phục vụ thiết bị sản xuất.
5. Lưu ý trong quá trình cân bằng chuyền sản xuất
Có thể nói công việc phân chia lao động để cân bằng thời gian giữa các trạm là khó thực hiện nhất bởi mỗi công nhân có một năng lực làm việc khác nhau. Chính vì vậy để công việc này có thể thực hiện theo một số căn cứ sau:
- Phải tối đa hóa chuyên môn của công nhân cho từng công đoạn, tạo điều kiện để người lao động có thể phát huy hết khả năng của bản thân.
- Các bước trong công việc nên được thực hiện bởi cùng một bậc thợ hoặc tương đương, nếu không thể bố trí được thì nên chọn thợ có cấp bậc liền kề để đảm bảo tính đồng đều trong chất lượng sản phẩm
- Phù hợp với năng lực công nhân. Tránh trường hợp một công đoạn đòi hỏi bậc thợ cao lại được đảm trách bởi công nhân có tay nghề bậc thấp thì tương đương với chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Trong trường hợp ngược lại thì sẽ lãng phí cho việc sử dụng lao động và trả lương cho công nhân.
- Bám sát theo sơ đồ, công đoạn chuẩn.
- Trong thực tế khi phân công lao động cần quan tâm tới tình trạng sức khỏe, tâm lý của người công nhân trong sản xuất và tình trạng máy móc của nhà xưởng để đảm bảo phân công trên lý thuyết có thể ứng dụng được trong thực tế.
- Nếu tại vị trí làm việc công nhân có sức khỏe không tốt và máy móc hay hư hỏng thì trong phân công lao động, số công nhân có khuynh hướng làm tròn lên, trong trường hợp ngược lại số công nhân có khuynh hướng làm tròn xuống.
- Số lượng công nhân trên lý thuyết có thể sai lệch với số công nhân trong phân công lao động, tuy nhiên sự phân công lao động chỉ hợp lý khi sự sai lệch là 10%.
>>> Xem thêm: Dây chuyền sản xuất là gì? Các loại dây chuyền sản xuất hiện nay
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách