Cách vẽ biểu đồ xương cá trong sản xuất đơn giản, dễ thực hiện dành cho các doanh nghiệp được hướng dẫn qua bài viết sau đây. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi bắt đầu tạo một biểu đồ xương cá cho mình.
1. Biểu đồ xương cá là gì?
Biểu đồ xương cá hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa, đây là biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả. Đây là một trong 7 phương pháp nằm trong 7 QC Tools – bộ công cụ dùng để quản lý và kiểm định chất lượng.
Biểu đồ xương cá được đặt tên theo tiến sĩ Kaoru Ishikawa – nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực quản lý chất lượng. Biểu đồ này được xây dựng vào thập niên 50 tại trường đại học Tokyo với mục đích ban đầu là giúp các nhà quản lý điều chỉnh, nắm bắt mối liên hệ giữa các nhóm nguyên nhân tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề.
Sở dĩ biểu đồ này có tên là biểu đồ xương cá vì cấu trúc của nó tương đối với hình xương cá. Với trục xương trung tâm được coi là quá trình dẫn đến vấn đề, các xương lớn gắn vào xương sống là các yếu tố chính hay những hạng mục tổng quát, xương vừa và nhỏ thể hiện nguyên nhân chi tiết.
2. Biểu đồ xương cá được dùng làm gì?
Biểu đồ xương cá thường được sử dụng trong các trường hợp:
- Phân tích biểu đồ xương cá giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân của vấn đề. Nó là tập hợp của nhiều nguyên nhân gốc rễ khác nhau chứ không chỉ dừng lại ở những hiện tượng.
- Cung cấp cấu trúc hỗ trợ xác định nguyên nhân chính xác của vấn đề.
- Phát triển kế hoạch để xác định nguyên nhân tiềm ẩn.
- Khi có nhu cầu khám phá nguyên nhân dẫn tới việc xử lý các yếu tố gặp vất vả hay khó khăn.
- Khi có yêu cầu xác lập các ngành cần tích lũy thông tin.
- Xác định nguyên do khiến một quá trình không đem lại những tác dụng như mong muốn.
3. Cấu trúc biểu đồ xương cá
Như đã nói ở trên, biểu đồ xương cá mô phỏng theo hình dạng xương cá với trục xương trung tâm cùng các xương lớn, nhỏ.
- Trục xương trung tâm hay mũi tên dài hướng từ trái sang phải chỉ vào vấn đề cần tìm nguyên nhân gốc rễ, đồng thời phân tầng các nhóm nguyên nhân.
- Tiếp đến là các xương nhánh, thể hiện các yếu tố chính có thể gây ra vấn đề hay còn gọi là nguyên nhân sơ cấp. Thường có 6 nguyên nhân chính là: Nguyên vật liệu – Máy móc/Công cụ – Con người – Phương pháp/Quy trình – Kiểm tra đo lường – Môi trường.
- Các xương con gắn vào xương nhánh thể hiện những nguyên nhân chi tiết hơn, nguyên nhân này được gọi là nguyên nhân thứ cấp.
- Từ các xương con có thể gắn thêm những nhánh nhỏ hơn, bổ sung cho nhóm nguyên nhân thứ cấp.
4. Cách vẽ biểu đồ xương cá
Bước 1: xác định vấn đề
Áp dụng theo quy tắc 5W: What, Who, When, Where, How để tìm hiểu và ghi chú lại chi tiết vấn đề cần tìm nguyên nhân.
Sau đó ghi các vấn đề xuống góc trái hoặc phải của trang, đồng thời kéo một đường ngang chia tờ giấy thành 2. Lúc này bạn đã có được phần xương sống của con cá.
Đóng khung phần “ vấn đề” để tạo phần đầu cá.
Bước 2: Xác định nhân tố ảnh hưởng
Mỗi nhân tố sẽ tương ứng với một nhánh xương sườn, bạn có thể xác định các nhóm nguyên nhân sơ cấp này từ nguyên nhân 5M1E:
- Materials – Nguyên vật liệu sử dụng để tạo ra sản phẩm
- Machines – Thiết bị máy móc, công cụ sử dụng trong sản xuất
- Man – Con người
- Methods – Phương pháp / Quy trình
- Measurement – Kiểm tra, đo lường
- Environment – Môi trường
Nếu bạn đang có một nhóm chuyên xử lý vấn đề hãy áp dụng kỹ thuật Brainstorming để giải quyết.
Bước 3: Tìm ra nguyên nhân thuộc về từng nhân tố
Mỗi một nguyên nhân sẽ ứng với một nhánh xương nhỏ, nếu nguyên nhân có phần phức tạp thì bạn có thể chia nhỏ chúng ra thành nhiều cấp khác nhau.
Bước 4: Phân tích sơ đồ
Lúc này biểu đồ xương cá gần như đã được hoàn thiện với một danh sách đầy đủ các nguyên nhân có thể xảy ra. Từ đó nhóm quản lý và nhân viên có thể bắt đầu phân tích từng nhóm và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
Các nhóm nguyên nhân nên được đánh theo số thứ tự để có thể đưa ra được sự ưu tiên có những nguyên nhân cần gấp.
5. Lợi ích của biểu đồ xương cá trong sản xuất
Biểu đồ xương cá là công cụ tìm kiếm nguyên nhân được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực này. Biểu đồ này được dùng để phân tích, tư duy logic các vấn đề xảy ra có liên quan đến nhau để từ đó truy xuất, dự đoán các nguyên nhân gốc rễ gây ra các vấn đề nghiêm trọng là gì.
- Giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp có thể hình dung vấn đề trên cả một quá trình xuyên suốt, xác định được nguyên nhân chính xác, gốc rễ của vấn đề.
- Giúp tìm kiếm lý do khiến một quy trình hoặc một thành phẩm thất bại hoặc không đạt kết quả mong muốn.
- Dùng để nghiên cứu, dự báo những vấn đề và mối nguy tiềm ẩn, từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa kịp thời, đảm bảo chất lượng sản xuất.
- Biểu đồ xương cá có thể hệ thống các nguyên nhân từ tổng quát đến chi tiết dẫn đến vấn đề, hỗ trợ các nhà quản lý hay nhóm sản xuất có thể truy vết từng khâu làm việc.
- Biểu đồ thể hiện mối liên quan giữa các nhóm nguyên nhân, tạo thành một hệ thống toàn diện. Nhóm quản lý và nhân viên có thể sử dụng biểu đồ xương cá để đánh dấu những phần cần lưu
- Việc tạo một biểu đồ xương cá cần sự hỗ trợ từ nhiều người, điều này cũng thúc đẩy việc hoạt động nhóm, gắn kết nhân viên, đồng thời cũng giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân vấn đề.
>>> Xem thêm: Automation test là gì? Ưu điểm và cách thức hoạt động
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách