Các loại thủy sản nước ngọt đứng thứ hai trong lĩnh vực thủy hải sản là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Nhưng không phải loài nào cũng có thể nuôi trồng ở môi trường nước ngọt. Hãy cùng tìm hiểu về các loài thủy sản nước ngọt phổ biến hiện nay nhé.
Các loại thủy sản nước ngọt
Các loại thủy sản nước ngọt được những nông dân ngày này đặc biệt quan tâm đến. Những loài này sống ở ao, hồ, sông,… những môi trường nước có độ mặn dưới 0,05%. Mỗi loài thủy sản sẽ có những đặc trưng riêng và cách nuôi trồng khác nhau.
1. Các loại cá nước ngọt
Trong các loại thủy sản nước ngọt thì cá là loài chiếm tỉ lệ % cao nhất. Chiếm đến 41,24% trong các loại thủy sản nước ngọt.Những loài cá này có một điểm chung là mang của chúng có khả năng khuếch tán các khí hòa tan nhưng vẫn giữ được lượng natri trong cơ thể. Vảy cá có chức năng khuếch tán qua da nên khi cá mất đi nhiều vảy sẽ dẫn đến cái chết. Thận của cá được phát triển tốt để hấp thụ muối từ cơ thể trước khi bị bài tiết. Một số loài được các hộ dân chăn nuôi phổ biến hiện nay như là:
Cá trắm cỏ
Loài cá này có tập tính sống ở tầng giữa và tầng dưới ở môi trường nước. Nước phải trong và được trồng nhiều cỏ và rong thủy sinh gần bờ. Thức ăn chính của cá trắm cỏ đa phần là cỏ, lá, rau, bèo,… Có thể nuôi đơn, nuôi ghép trong ao đều được.
Cá trắm nuôi trong vòng 1 năm sẽ đạt từ 0,7 đến 1,5kg, nuôi từ 2 năm sẽ đạt từ 2-3kg/con. Loài cá này chịu lạnh được nhưng lại dễ nhiễm bệnh đốm đỏ nên cần giữ gìn môi trường nước trong sạch để phòng ngừa bệnh.
Cá chép
Loài cá này sống ở tầng giữa và tầng đáy của ao. Ăn những loại động vật đáy như giun, ốc, ấu trùng, côn trùng,.. Tuy nhiên nếu muốn cá đạt được chất lượng yêu cầu thì hãy bổ sung thêm các loại thức ăn như ngô, đậu, thóc,…
Cá chép có khả năng sinh tồn khá tốt dù môi trường có tương đối khắc nghiệt. Cá có thể tự đẻ trong ao và có thể đẻ nhân tạo dễ dàng. Trong thời gian nuôi từ 1 năm cá sẽ đạt 0,3 – 0,5kg/con, đến năm thứ 2 thì sẽ nặng từ 0,7 đến 1kh/con.
Cá rô phi
Cá rô phi sống ở tầng giữa và tầng đáy. Khả năng chịu lạnh của loài cá này kém nên khi chăn nuôi lưu ý mực nước vào mùa đông phải trên 1,5m. Cá rô phi chủ yếu sẽ ăn các mùn bã hữu cơ, các loại phân trâu, bò,… các loại thức ăn tổng hợp, tinh bột.
Cá rô phi có thể tự sinh sản trong ao. Đẻ nhiều đợt trong năm nên phải để ý để tránh ảnh hưởng đến quy cỡ cá thương phẩm. Thường sau 1 năm chăn nuôi cá đã đạt trên 1kg/con.
Cá trê
Loài cá trê hay sống dưới tầng đáy, dưới những lớp bả mùn và ăn những động vật phù du, giun, côn trùng, xác động vật,… và các loại tinh bột.
Cá trê có thể sống tốt trong môi trường khắc nghiệt, nước bẩn, thiếu oxy, pH thấp.
Cá chim trắng
Cá này thích sống ở tầng giữa và đáy, bơi tập trung theo đàn. Là loài cá ăn tạp từ những thức ăn dưới đáy, thức ăn tự nhiên đến thức ăn nhân tạo. Có chim trắng sinh trưởng tổ nên trong vòng 6-7 tháng cá đã có thể đạt từ 1 – 1,5kg/con. Từ 3 năm trở đi đã có thể sinh trưởng đẻ trứng.
Ngoài ra còn một số loài khác như: cá trắm đen, cá thát lát, cá trạch, cá tra, cá lăng, cá đù, cá rô đồng, cá sặc, cá tai tượng,…
2. Tôm nước ngọt
Tôm là loài thủy sản xưa nay vẫn ưa nuôi ở môi trường nước mặn. Nhưng sau một vài thí nghiệm thì tôm đã được đưa vào nuôi trong môi trường nước ngọt. Một số loài tôm được kể đến như tôm sú, tôm thẻ.
Tôm là loài thủy sản có chu kỳ nuôi ngắn hạn nhưng lại mang lại nguồn thu nhập ổn định. Nhưng để nuôi được tôm trong môi trường nước ngọt thì bạn cần lưu ý áp dụng đúng kỹ thuật, phải bổ sung chất khoáng cần thiết và kịp thời cho tôm.
Bởi vì so với lượng khoáng thì nước ngọt thấp hơn nhiều với nước mặn. Trong khi đó tôm phải được hấp thụ đầy đủ khoáng chất cần thiết để sinh trưởng.
3. Nhóm động vật thân mềm
Ở nhóm động vật thân mềm thì trai, ngọc trai là loài duy nhất sống ở môi trường nước ngọt. Quá trình nuôi trai tương đối khó khăn vì phải áp dụng kỹ thuật cấy ở độ khó, phải trải qua nhiều quy trình như: chuẩn bị trai mẹ, chọn lọc trai, tiến hành cấy nhân, nuôi vỗ, nuôi thành ngọc, chăm sóc và thu hoạch.
Đổi lại trai lại mang đến kinh tế vững vàng cho các hộ chăn nuôi. Bởi giá đầu vào của trai rất thấp nhưng lại được bán ra thị trường với giá cao. Có thể dao động từ 200 đến 4 triệu đồng tùy vào loại ngọc. Thời gian chăn nuôi phải diễn ra trong vòng 2 năm thì mới có thể thu hoạch.
4. Lươn
Lươn là động vật lưỡng tính sinh sống ở môi trường nước ngọt. Lươn ăn mạnh và lớn nhanh vào mùa hè và sinh trưởng chậm vào mùa đông. Là loài ăn dơ nhưng ở sạch, độ pH thích hợp từ 6,2 – 6,5 nếu môi trường nước dơ sẽ khiến lươn dễ nhiễm bệnh và chậm phát triển. Lươn có sức đẻ lớn, khi từ 8 tháng đổ đi là có thể đẻ được. Mỗi vụ từ 400-600 trứng.
Hiện nay lươn có nhiều hình thức nuôi, nhưng chủ yếu vẫn là những hình thức sau:
- Nuôi trong bể xi măng hoặc ao lót bạt: Môi trường này phổ biến nhất, vì môi trường này không bị tác động và thay đổi.
- Nuôi bằng ao đất: Nơi nuôi phải gần nguồn nước sạch để chủ động thay đổi nước trong ao, tránh để ao có phèn chua. Nên nuôi ở nơi yên tĩnh.
Thức ăn của lươn sẽ bao gồm: ốc, tép, các loài cá tạp có giá trị thấp, các phụ phẩm ở lò mổ, một số thức ăn tinh bột như bắp, mì, khoai trộn lẫn với nhau.
5. Ếch
Ếch là loài tương đối dễ nuôi mà mang lại hiệu quả cao. Mô hình nuôi ếch phổ biến nhất là xây hồ xi măng. Đây là loài ăn tạp, nên nguồn thức ăn có thể dễ kiếm xung quanh cuộc sống hàng ngày. Một số loại như: các loại tôm, tép, cá tạp, các loại ấu trùng, sâu bọ, phế phẩm từ lò mổ,… hoặc thức ăn nhân tạo như cám.
Ếch nuôi có chu kỳ ngắn, từ 3 đến 3,5 tháng là đã có thể thu hoạch mang về lợi nhuận. Mỗi con trun bình nặng từ 200-300g.
Những lưu ý khi chăn nuôi các loại thủy sản nước ngọt.
- Chăn nuôi những nơi có nguồn nước sạch, phải lưu ý quan sát để đảm bảo vệ sinh nguồn nước.
- Khu vực chăn nuôi phải kiên cố, để không bị thất thoát bởi tác động của môi trường.
- Làm mới nguồn nước trong khu vực chăn nuôi, có thể cung cấp dinh dưỡng bằng biện pháp bón phân cho ao nuôi.
- Phải có khu vực dự phòng cho những vật nuôi bị bệnh để có thể cách ly, tránh lây lan sang cho đàn.
- Việc chọn giống cũng quan trọng không kém, các loài thủy sản nước ngọt mỗi loài có đặc tính sinh học khác nhau. Nên phải tìm hiểu kỹ trước khi nuôi trồng.
Bài viết trên đã tổng hợp một số trong các loại thủy sản nước ngọt được bà con quan tâm và phổ biến.
Tham khảo thêm Các hình thức nuôi trồng thủy sản
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách