Các hình thức nuôi trồng thủy sản

Các hình thức nuôi trồng thủy sản ngày càng được đa dạng và được áp dụng phổ biến ở nhiều khu vực. Không còn xa với bà con nuôi trồng thủy hải sản nữa. Mỗi hình thức đều sẽ có những tính chất riêng của chúng. Việc chọn mô hình phù hợp với các kỹ thuật chăn nuôi mới đang được kỳ vọng và chú ý.

Sau đây cùng điểm qua các hình thức nuôi trồng thủy sản phổ biến nhé.

1. Hình thức nuôi trồng thủy sản trong ao

Hình thức nuôi trồng thủy hải sản trong ao là hình thức phổ biến nhất đối với các hộ gia đình. Hình thức này đã được áp dụng từ lâu đời, phù hợp cho các loại thủy hải sản nước ngọt. Để thành công thì bà con phải nắm được kỹ thuật chăn nuôi, đặc tính để chăm sóc chúng. Phải đảm bảo các bước sau đây

Các hình thức nuôi trồng thủy sản
Hình thức nuôi cá trong ao

Bước 1: Lựa chọn giống loài vật nuôi phù hợp

Để vật nuôi sống phát triển tốt thì phải lựa chọn phụ thuộc vào loại nước, đa phần nuôi trong ao sẽ là những loài cá nước lợ. Ngoài ra bạn cũng có thể nuôi ghép nhiều loại cùng với nhau. Mỗi loài sẽ có một tập tính ăn khác nhau để lượng thức ăn không bị tranh giành.

Một số loại để lựa chọn: Cá trắm, cá bông lau, cá chép, cá khô phi, cá mè dinh,…

Bước 2: Cải tạo ao nuôi

Ao để nuôi trồng thông thường có diện tích từ 100m2, sâu từ 1 – 1,5m. Mực nước trong ao luôn phải đảm bảo từ 0,4 – 0,5m và đặc biệt thông thoáng. Gần nguồn nước sạch để đảm bảo môi trường chăn nuôi tốt.

Trước khi thả cá, phải cải tạo lại ao nuôi bằng cách tháo cạn nước, dọn sạch cỏ và tu sửa lại bờ ao. Có thể sử dụng vôi và phân chuồng ủ xanh để bón cho ao, vớt hết các bãi phân xanh. Sau đó cấp nước từ từ lại ao.

Bước 3: Quản lý ao nuôi

Luôn đảm bảo được mức nước ổn định trong ao nuôi, kiểm tra bờ ao và cống rãnh thường xuyên để kịp phát hiện hư hỏng. Mùa mưa phải chuẩn bị cọc và đăng màn để cá không bị trôi ra khỏi ao.

Kiểm tra lại màu nước trong ao để sử dụng phân bón và thức ăn chăn nuôi hợp lý.

Nếu thấy cá có biểu hiện thiếu oxy nổi đầu thì ngưng cho cá ăn và cấp thêm nước.

2. Hình thức chăn nuôi thủy hải sản ở lồng bè. 

Hình thức này được phổ biến ở những môi trường nước có bề mặt lớn như vịnh, đảo, ven biển,… nơi có độ sâu từ 3m trở lên. Loại mô hình này có thể nuôi cả vật nuôi nước lợ và mặn.

Hai loại lồng được phổ biến hiện nay là lồng bè truyền thống và lồng bè từ nhựa HDPE cao cấp.

Lồng bè truyền thống: 

  • Lồng bè làm bằng lưới: Loại này giá thành rẻ nhưng chỉ phù hợp vùng nước yên lặng, không bị tác động. Tuổi thọ chỉ từ 3-5 năm.
  • Lồng bè làm bằng khung gỗ và kẽm: Khi sử dụng loại này phải đảm bảo chọn được loại gỗ chịu nước tốt. Để không ảnh hưởng đến chất lượng nuôi trồng.
  • Lồng bè làm từ khung tre: Đây chỉ là mô hình dùng tạm bợ trong khoảng thời gian ngắn. Nếu chăn nuôi lâu dài bạn nên chọn chất liệu khác chắc chắn hơn.
  • Lồng bè làm từ sắt: Nên lựa loại sắt có mạ kẽm để chống gỉ.
Các hình thức nuôi trồng thủy sản
Lồng bè truyền thống

Lồng bè từ nhựa cao cấp HDPE: 

Đây là loại mô hình từ chất liệu mới vừa được du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Mô hình này đã khắc phục được nhiều nhược điểm của mô hình truyền thống cũ như: dễ bị ăn mòn, thô ráp, dễ bục nát, hư hỏng. Chi phí lắp đặt mô hình này có hơi cao nhưng độ bền nó lại đáng tiền.

Các hình thức nuôi trồng thủy sản
Lồng bè nhựa cao cấp HDPE

3. Hình thức chăn nuôi chắn sáo, quăng đầm. 

Nuôi thủy sản bằng hình thức quăng đầm thường được áp dụng những khu vực như ven bờ sông, kênh, rạch,… có độ sâu từ 4 – 6m. Hầu hết sẽ có một mặt là lưới chắn. Một số loài vật nuôi phổ biến sử dụng hình thức này: tôm càng xanh, cá basa, cá rô, cá lóc, lươn,…

Đây là hình thức có chi phí đầu tư thấp, không tốn kém. Dễ quản lý quá trình sinh trưởng của vật nuôi và tận dụng được nguồn thức ăn theo dòng chảy. Có thể nâng cao đầm để tránh thất thoát khi lũ về.

Tuy nhiên bên cạnh đó, mô hình này còn một số nhược chưa được khắc phục như:

  • Năng suất chăn nuôi thấp do mật độ thả không cao.
  • Dễ bị thất thoát số lượng vật nuôi.
  • Dễ bị lây dịch bệnh trong môi trường nước.

4. Nuôi kết hợp theo hình thức quăng đầm trong ao

Hình thức này giúp bạn tiết kiệm tối đa được diện tích chăn nuôi. Có thể nuôi ghép nhiều loại vật nuôi cùng một lúc. Hình thức này đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao. Môi trường ổn định và an toàn, giảm bớt được dịch bệnh.

Các hình thức nuôi trồng thủy sản phổ biến đã được tổng hợp ở bài viết trên. Hy vọng sẽ giúp ích cho việc chăn nuôi.

Tham khảo về quy tình sản xuất thức ăn thủy sản.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

.