8 lý do khiến triển khai ERP thất bại trong doanh nghiệp mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay được tổng hợp qua bài sau. Hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp rút ra được kinh nghiệm để triển khai hệ thống ERP thành công hơn.
1. Công ty không có mục đích rõ ràng về hệ thống ERP
Để đưa ra được một chiến lược mang đến tính chất lâu dài cho doanh nghiệp thì trước tiên phải cân nhắc và xác định được mục đích rõ ràng.
Trước tiên bạn cần xác định tầm nhìn của công ty là gì?
Cần có một tầm nhìn rõ ràng, giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định hệ thống ERP nào tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Dự định những năm tới của doanh nghiệp là gì?
Một kế hoạch đườn dài giúp doanh nghiệp phát triển, mở rộng và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Trước khi lựa chọn được hệ thống ERP phù hợp, doanh nghiệp nên có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động kinh doanh trong những năm tới.
Có được kế hoạch, bạn xác định được những gì cần làm, chọn được hệ thống ERP phù hợp. ERP sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu và tầm nhìn của công ty.
Từ đó bạn sẽ hiểu được khi không có mục tiêu rõ ràng, mọi thứ mơ hồ thì kết quả đem lại những sẽ tương tự như thế.
2. Coi việc triển khai ERP như một chi phí
Nên xem trọng việc thay đổi này, hãy xem đây là một khoản đầu tư chứ không phải một chi phí thông thường. Bạn triển khai được nó chính xác thì bạn có thể thu lại lợi nhuận mà bạn đã bỏ ra.
Và ngược lại bạn không chú tâm thì kết quả quá trình sẽ công cốc và không đem lại một kết quả nào.
Nếu doanh nghiệp muốn đầu tư vào hệ thống ERP thì hãy cân nhắc cách triển khai và đánh cược chúng như một khoản đầu tư.
3. Lựa chọn nhà tư vấn ERP không phù hợp
Lựa chọn đúng nhà tư vấn ERP sẽ chiếm 50% thành công của doanh nghiệp còn lại sẽ dựa vào năng lực vận hành của doanh nghiệp.
Một đối tác tốt sẽ đưa ra cho bạn những phân tích và lời khuyên tốt hơn, tạo ra một thiết kế đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của doanh nghiệp.
Các nhà tư vấn sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện và đề xuất các phương án tốt nhất trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, giám sát tất cả các yếu tố đầu vào quan trọng giúp triển khai ERP thành công của doanh nghiệp.
4. Giao mọi công việc cho nhà tư vấn
Doanh nghiệp bạn nên là người đồng hành cùng với nhà tư vấn, cùng phối hợp với nhau theo quy trình chuẩn, đưa ra những phản hồi và phương án xử lý kịp thời. Thay vì giao tất cả toàn bộ cho bên tư vấn.
Ngay cả khi một doanh nghiệp đã thuê một nhà tư vấn ERP tốt nhất, nó sẽ không đảm bảo việc triển khai thành công. Đã có rất nhiều trường hợp thất tại dù đã chọn nhà cung cấp ERP tốt nhất.
5. Nhà tư vấn không hiểu đầy đủ về quy trình nghiệp vụ
Các nhà tư vấn sẽ không thể nào nắm rõ được những tầm nhìn, kế hoạch tương lai của một doanh nghiệp. Nhưng đây lại là một khía cạnh quan trọng tạo nên sự thành công của việc triển khai ERP.
Một doanh nghiệp càng lớn thì chi tiết các phức tạp, càng đòi hỏi phải hiểu sâu về vai trò của ERP đối với toàn bộ hệ thống của công ty.
Nhà tư vấn cũng sẽ chỉ biết một phần nổi trong một tảng băng chìm. Bản thân doanh nghiệp cũng nên đưa ra những chi tiết và chuyên sâu về nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đầy đủ nhất. Để bên cung cấp dễ dàng thiết kế một bộ khung hoàn chỉnh cho hệ thống của công ty
6. Định giá sai khiến triển khai ERP thất bại
Chọn sai phương pháp định giá và điều khoản thanh toán là một trong những thất bại thường xuyên nhất khi triển khai ERP
Có hai phương pháp định giá sử dụng chủ yếu là: ngân sách cố định và ngân sách linh hoạt. Chọn sai phương pháp định giá và điều khoản thanh toán là một trong những thất bại thường xuyên nhất khi triển khai ERP.
7. Tùy chỉnh quá mức hệ thống ERP của doanh nghiệp
Hệ thống càng nhiều chỉnh sửa thì nó càng trở nên phức tạp hơn. Tùy chỉnh quá nhiều ERP của một doanh nghiệp thường là dấu hiệu của việc không muốn thay đổi và sửa đổi các quy trình kinh doanh hiện có.
Đối với các công ty đã duy trì thói quen làm việc lâu ngày, thay vì sử dụng chức năng của phần mềm họ có xu hưởng tùy chỉnh theo ý.
Việc này sẽ khiến ngân sách sẽ cao hơn, công ty còn bỏ lỡ một trong những lợi thế lớn nhất của hệ thống ERP.
Tùy chỉnh thường là các giải pháp rủi ro và tốn kém hơn, mặc dù đôi khi chúng rất cần thiết. Đừng tùy biến nó quá nhiều, thay vào đó hãy tìm ra một giải pháp thông minh để doanh nghiệp của bạn được hưởng lợi từ nó.
8. Khả năng sử dụng hệ thống của người dùng và quản lý sự thay đổi
Sự thành công của việc triển khai ERP phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của nhân viên hoặc người sử dụng biết cách sử dụng nó một cách hiệu quả trong từng công việc hàng ngày của họ.
Các công ty cần giải thích cho nhân viên của họ về vai trò của việc triển khai một hệ thống ERP tốt cho doanh nghiệp của họ.
Giúp nhân viên trong công ty nhận thấy được vai trò quan trọng khi triển khai ERP. Nhân viên công ty có thể cung cấp các thông tin đầu vào thú vị về các quy trình hàng ngày vì họ là những người nắm rõ nhất các quy trình.
Đạo tào cho nhân viên làm việc hiệu quả với hệ thống. Cần phải xác định đào tạo nên đào tạo những gì, ai, bộ phận nào có thể sử dụng được.
>>> Xem thêm: Các loại chi phí triển khai ERP cho doanh nghiệp
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách