5 tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm hiệu quả mà các doanh nghiệp nên lưu ý vì chúng sẽ hỗ trợ cho việc tạo ra khách hàng trung thành, tăng nhận diện thương hiệu và quản lý chi phí cho doanh nghiệp,… Vậy chúng bao gồm những gì thì hãy theo dõi bài viết sau đây.
1. Những khái niệm liên quan đến chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là gì?
Chất lượng sản phẩm (Quality Product) là tính chất, đặc điểm của một sản phẩm có thể thõa mãn nhu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn của hàng hóa.
Khi đánh giá chất lượng sản phẩm, có thể xem xét đến các yếu tố như:
- Sản phẩm có giải quyết được vấn đề của khách hàng không?
- Sản phẩm có hoạt động hiệu quả không?
- Có phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng hay không?
Tại sao phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm?
Chất lượng của sản phẩm rất quan trọng, chúng ảnh hưởng trực tiếp đên sự thành công của công ty và sự cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm chất lượng, khách hàng ủng hộ nhiều sẽ giúp tăng doanh thu và giảm chi phí sản xuất.
Đối với khách hàng lại càng quan trọng hơn vì họ hy vọng số tiền mình bỏ ra phải nhận được chất lượng sản phẩm xứng đáng.
Chất lượng sản phẩm giúp người dùng có thể tin tưởng vào công ty, từ đó trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
2.1 Yếu tố bên ngoài
a. Nhu cầu của nền kinh tế
Chất lượng sản phẩm luôn bị chi phối và ràng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu của bền kinh tế.
b. Đỏi hỏi của thị trường
Thay đổi theo thị trường gồm các đối tượng sử dụng, sự biến đổi thị trường. Để tồn tại các doanh nghiệp phải cần chú ý là phải theo dõi, nắm chắc, đánh giá đúng đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu cầu của thị trường để có các chiến lược và sách lược đúng đắn.
c. Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất
khả năng kinh tế bao gồm tài nguyên, tích lũy, đầu tư,… và trình độ kỹ thuật gồm các trang thiết bị công nghệ và các kỹ năng cần thiết.
d. Chính sách kinh tế
Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại sản phẩm và mức thỏa mãn các loại nhu cầu của chính sách kinh tế.
e. Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật
việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Các hướng chủ yếu của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay là:
- Sáng tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thế.
- Cải tiến hay đổi mới công nghệ.
- Cải tiến sản phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới.
f. Hiệu lực của cơ chế quản lý kinh tế
Chất lượng sản phẩm chịu tác động, chi phối bởi các cơ chế quản lý kinh tế, kỹ thuật, xã hội như:
- Kế hoạch hóa phát triển kinh tế
- Giá cả
- Chính sách đầu tư
- Tổ chức quản lý về chất lượng.
2.2 Yếu tố bên trong
a. Con người
Những nhân viên có kinh nghiệm tốt, tận tâm là yếu đố đóng góp quan trọng cho một sản phẩm chất lượng. Do đó, ban lãnh đạo phải hướng dẫn nhân viên và có một quy trình cụ thể trong việc sản xuất chất lượng sản phẩm.
b. Phương pháp
Kỹ thuật và phương pháp giúp đảm bảo sản phẩm mới trong thời gian ngắn với chi phí thấp mà chất lượng vẫn tốt. Ví dụ: các dây chuyền tự động hóa, robot hỗ trợ, phần mềm điều khiển,…
c. Nguyên vật liệu
Sản phẩm chất lượng thường chỉ được sản xuất bằng cách sử dụng nguyên liệu có chất lượng tốt. Đối với điều này, các doanh nghiệp sản xuất phải áp dụng một hệ thống kiểm tra chất lượng đầu vào nghiêm ngặt đối với nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp.
3. 5 tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm hiệu quả
3.1 Tính năng hoạt động
Sản phẩm phải giải quyết được vấn đề cho người dùng thì mọi thứ mới có ý nghĩa. Không ai muốn bỏ tiền ra mua một sản phẩm không hề có tác dụng.
Người dùng luôn có nhiều nhu cầu khác nhau: đã biết và chưa biết, phức tạp và đơn giản, hữu hình và vô hình,… và sản phẩm phải giải quyết được 1 trong những yêu cầu đó.
3.2 Đặc tính
Các sản phẩm có đặc tính được giải thích dễ dàng chỉ trong một vài câu có thể tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn.
Các sản phẩm yêu cầu bạn phải có trình độ cao để hiểu lợi ích sản phẩm có thể giải quyết các vấn đề rất thực tế, nhưng có thể số lượng người dùng sẽ bị hạn chế và phải đầu tư rất nhiều vào việc tìm hiểu thị trường.
Thực tế là một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng không có nghĩa là người dùng nhận thức được (chưa) nhu cầu đó.
3.3 Độ tin cậy
Độ tin cậy được là 1 trong 5 tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm được định nghĩa là “chất lượng thay đổi như thế nào theo thời gian.” Độ tin cậy cho biết sản phẩm này duy trì mức chất lượng ban đầu theo thời gian tốt như thế nào, thông qua các điều kiện khác nhau.
Ví dụ, một chiếc xe chất lượng, an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và dễ vận hành. Nếu chiếc xe này tiếp tục đáp ứng tiêu chí này trong vài năm, hoạt động tốt và vẫn an toàn ngay cả khi điều khiển trong thời tiết khắc nghiệt, nó có thể được coi là đáng tin cậy.
3.4 An toàn
Là những sản phẩm không cung cấp rủi ro hoặc mức rủi ro tối thiểu có thể chấp nhận được, có thể tính trước các cách sử dụng hàng hoá theo cách thông thường và có thể duy trì mức độ bảo vệ cao cho người tiêu dùng.
Sản phẩm được xem là an toàn được xem xét thông qua tất cả các đặc tính của sản phẩm, cách trình bày, ảnh hưởng của sản phẩm đối với các sản phẩm khác và nguy cơ đối với người tiêu dùng khi sử dụng.
Đối với nhiều lĩnh vực sản phẩm, có luật an toàn cụ thể (bao gồm đồ chơi, hàng điện và máy móc), đặt ra các yêu cầu an toàn chi tiết hơn áp dụng cho các sản phẩm đó.
3.5 Độ bền và thẩm mỹ
Độ bền có thể được định nghĩa là tuổi thọ, thời lượng sử dụng mà một sản phẩm nhận được từ lúc được sử dụng đến khi nó bị hỏng và việc thay thế được ưu tiên hơn là tiếp tục sửa chữa.
Tính thẩm mỹ bao gồm hình dáng, cảm giác, âm thanh, mùi vị của sản phẩm rõ ràng là vấn đề thuộc về sở thích cá nhân.
>>> Xem thêm: Quản lý chất lượng trong sản xuất đối với doanh nghiệp
BÀI VIẾT THAM KHẢO
Blog
Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt
Blog
Scrum là gì? Tổng quan về mô hình Scrum
Blog
Audit nhà máy là gì? Các bước triển khai Audit nhà máy
Blog
Thời đại 5.0 là gì? Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 5.0
Blog
RPA là gì? Tự động hóa quy trình bằng robot cho doanh nghiệp
Blog
Hệ thống silo trong công nghiệp: Giải pháp lưu trữ tối ưu
Blog
Công nghệ trong dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi
Blog
Thức ăn chăn nuôi heo: Hướng dẫn chọn mua và sử dụng đúng cách